Top 30 – bao gồm các thương hiệu đến từ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore – với tổng giá trị thương hiệu lên tới 119,6 tỷ USD.
Theo đó, Dịch vụ tài chính và cung cấp viễn thông chiếm tới 2/3 các thương hiệu trong bảng xếp hạng và chiếm tới 79% tổng giá trị thương hiệu. Có 11 ngân hàng góp mặt trong Top 30 thương hiệu và ngân hàng BCA là ngân hàng đứng đầu Top 5 bảng xếp hạng.
Ngành hàng tiếp theo sở hữu nhiều thương hiệu trong bảng xếp hạng là dịch vụ cung cấp viễn thông, với 9 thương hiệu, chiếm 1/5 tổng giá trị của Top 30. Tiếp sau đó là lĩnh vực bán lẻ với 8% và dịch vụ lữ hành với 6% tổng giá trị.
Indonesia sở hữu 8 thương hiệu nằm trong Top 30 và đóng góp tỉ trọng giá trị thương hiệu lớn nhất lên tới 43%. Singapore với sự góp mặt của 10 thương hiệu – là quốc gia có số lượng thương hiệu lọt Top 30 nhiều nhất trong 6 thị trường, đóng góp 35% tổng giá trị. Thương hiệu giá trị nhất của Singapore là ngân hàng hướng đến các mục đích cao cả DBS (vị trí thứ 2; 11,8 tỷ USD). Ngân hàng này tập trung hướng tới các hoạt động có trách nhiệm và tạo ảnh hưởng xã hội. DBS giúp khách hàng của mình "Tận hưởng nhiều hơn, giao dịch ngân hàng ít hơn" (Live more, bank less) với những trải nghiệm dịch vụ ngân hàng khiến người dùng vui vẻ và không gặp nhiều phiền hà, căng thẳng trong lúc giao dịch.
Malaysia sở hữu 7 thương hiệu nằm trong Top 30, chiếm 10% tổng giá trị. Đứng đầu là nhà cung cấp viễn thông Maxis (vị trí thứ 13; 2,6 tỷ USD), với định vị là một thương hiệu đổi mới, mở rộng phạm vi phủ sóng 5G cũng như phát triển quy mô cơ sở hạ tầng giúp nâng cao khả năng truy cập Internet. Thái Lan sở hữu 3 thương hiệu lọt Top 30, đóng góp 10% tổng giá trị. Thương hiệu dẫn đầu thị trường Thái Lan là AIS (vị trí thứ 5; 6,8 tỷ USD), là thương hiệu có thứ hạng cao nhất trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông và cũng là nhà mạng điện thoại di động GSM lớn nhất của Thái Lan; cùng với đó AIS cũng xây dựng định vị là một nhà mạng cao cấp với dịch vụ chất lượng và rất đáng đồng tiền.
Việt Nam và Philippines đều sở hữu một thương hiệu góp mặt trong bảng xếp hạng. Vietcombank (vị trí 21; 1,8 tỷ USD) đầu tư mạnh vào các dịch vụ kỹ thuật số nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng. Trong khi đó ở Phillipines, nhãn hàng bia Red Horse (xếp thứ 28; 1,3 tỷ USD) không chỉ hoạt động tại thị trường nội địa mà cũng có mặt trên 71 thị trường khác ngoài lãnh thổ. Hình ảnh thương hiệu này gắn liền với sự táo bạo, mạnh mẽ và nam tính, tất cả có thể được miêu tả gói gọn trong từ "astig", một từ địa phương chỉ sự "cool ngầu".
Vững mạnh tại thị trường nội địa, đồng thời mở ra cơ hội toàn cầu. Trái ngược với các nhãn hàng mạnh nhất ở hầu hết các thị trường khác do Kantar BrandZ khảo sát, hoạt động kinh doanh của những thương hiệu hàng đầu Đông Nam Á diễn ra gần như toàn bộ trên "sân nhà", chỉ có 20% giá trị được tạo ra ở thị trường quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các thương hiệu này có thêm cơ hội xây dựng nhiều giá trị hơn ở những vùng đất mới.
Các xu hướng khác từ phân tích Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á của Kantar BrandZ
Các thương hiệu Đông Nam Á được tin tưởng cao thứ 2 trên thế giới. Các thương hiệu được tin tưởng nhất luôn giữ được nhịp phát triển ổn định, đặc biệt kể cả trong bối cảnh có nhiều biến động. Thực tế là, Indomie (vị trí thứ 15; 2,4 tỷ USD) đứng đầu Top 30 về mức độ tin cậy thông qua việc mang tới những hương vị quen thuộc, được yêu thích qua nhiều thế hệ.
Sự phù hợp tạo nên nhu cầu. Các thương hiệu được người dùng nhận định là "đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày" thường tạo ra sức cầu gần gấp đôi so với các thương hiệu ít phù hợp với thị hiếu người dùng hơn. Nền tảng Grab của Malaysia (vị trí thứ 19; 2,0 tỷ USD) được đánh giá là phù hợp với thị hiếu người dùng nhất. Grab cung cấp đa dạng các dịch vụ; từ đó, giúp Grab là lựa chọn hàng đầu cho các nhu cầu hàng ngày khác nhau của người dùng – bao gồm GrabCar, GrabFood và dịch vụ giao hàng GrabExpress.
Tính bền vững là động lực thúc đẩy giá trị. Người dùng mong đợi các doanh nghiệp đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội và giúp họ có các lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ mang tính bền vững hơn. Rất ít thương hiệu ở Đông Nam Á có đóng góp nổi bật trong việc xây dựng phát triển bền vững. Điều đó đồng thời cũng tạo ra lợi thế cho thương hiệu đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Bảng xếp hạng năm 2023 dựa trên ý kiến của hơn 98.048 người dùng tại Đông Nam Á đánh giá khoảng 1.744 thương hiệu riêng biệt thuộc 78 danh mục, ở tại 6 thị trường. Các thương hiệu được xếp hạng phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau để đủ điều kiện: Thương hiệu phải xuất thân từ Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Việt Nam hoặc Malaysia; Thương hiệu phải thuộc sở hữu của một công ty đã niêm yết và công ty đó phải công bố báo cáo tài chính trên các trang thông tin công khai; Các công ty kỳ lân phải có định giá mới nhất có sẵn trên các trang thông tin công khai; Đối với các ngân hàng, tối thiểu 30% thu nhập trong quá trình hoạt động phải đến từ mảng bán lẻ; Phạm vi của bảng xếp hạng được giới hạn cho các thương hiệu thuộc lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ
Hoàng Chi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|