Tìm hiểu về phương pháp Bottom-up và đặc điểm của phương pháp Bottom-up

(Banker.vn) Phương pháp Bottom-up là cách thức đầu tư dựa trên những phân tích về cá nhân mỗi mã cổ phiếu và không đặt nặng những ảnh hưởng của chu kì kinh tế vĩ mô hay thị trường.

Khái niệm phương pháp Bottom-up

Bottom-up còn được gọi là phương pháp đầu tư từ dưới lên. Khi sử dụng Bottom-up, nhà đầu tư chú trọng vào phân tích các chỉ số cơ bản và định tính của cổ phiếu. Sau đó mới xem xét kỹ hơn đến nguyên nhân và tiềm lực của doanh nghiệp. Phương pháp này thường ít chú ý đến các yếu tố vĩ mô hay chu kỳ thị trường.

Nhà đầu tư theo đuổi chiến lược Bottom-up cho rằng mỗi lĩnh vực đều có những doanh nghiệp xuất sắc đầu ngành. Những doanh nghiệp này có thể đứng vững và phát triển lâu dài bất kể sự lên xuống của thị trường. Vì vậy, mục tiêu của họ là đi tìm những cái tên sáng giá nhất của mỗi ngành. Cũng chính bởi quan điểm đầu tư trên mà Bottom-up không quá chú trọng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc diễn biến thị trường.

Tìm hiểu về phương pháp Bottom-up và đặc điểm của phương pháp Bottom-up

Đặc điểm của phương pháp đầu tư từ dưới lên

Tập trung vào các yếu tố vi mô

Phương pháp đầu tư từ dưới lên trái ngược với phương pháp đầu tư từ trên xuống. Phương pháp đầu tư từ trên xuống sẽ ưu tiên yếu tố vĩ mô hơn khi đưa ra quyết định đầu tư.

Phương pháp đầu tư từ dưới lên thường không dừng ở mức độ công ty. Dù việc phân tích bắt đầu từ cá thể của mỗi công ty và tại đây cũng góp phần lớn nhất trong việc đưa ra quyết định. Nhưng những yếu tố như ngành công nghiệp, khu vực kinh tế, thị trường và kinh tế vĩ mô cũng được xem xét. Việc phân tích bắt đầu từ đáy và đi lên dần.

Những nhà đầu tư từ dưới lên thường là những nhà đầu tư dài hạn, mua và nắm giữ cổ phiếu, dựa trên nền tảng phân tích cơ bản. Lí do là vì cách tiếp cận từ dưới lên giúp nhà đầu tư có được cái nhìn sâu sắc về một công ty và cổ phiếu của nó. Họ sẽ có được một sự hiểu biết về tiềm năng phát triển của nó.

Những nhà đầu tư từ dưới lên có thể rất thành công khi đầu tư vào công ty mà họ đang sử dụng và có những hiểu biết cơ bản nhất về nó. Những công ty như Facebook, Google hay Tesla là ví dụ, vì mỗi công ty này đều có sản phẩm mà ta sử dụng hàng ngày. Khi nhà đầu tư xem xét một công ty với góc nhìn từ dưới lên, trước hết anh ấy đã hiểu được giá trị của nó với góc nhìn của một người tiêu dùng.

Nhà đầu tư theo phương pháp Bottom-up sẽ chú ý đến các yếu tố sau:

Các chỉ số tài chính: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ số giá trên lợi nhuận (P/E), tỷ suất lợi nhuận ròng…

Khả năng tăng trưởng thu nhập; Khả năng tăng trưởng doanh thu; Các báo cáo tài chính của công ty.

Tình hình tăng trưởng của dòng tiền công ty; Đội ngũ lãnh đạo; Sản phẩm của công ty, lợi thế cạnh tranh và thị phần.

Được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư dài hạn

Bottom-up thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư dài hạn và giàu kinh nghiệm. Lý do đầu tiên là bởi phương pháp này hướng tới những cổ phiếu nắm giữ trong dài hạn. Cốt lõi của Bottom-up là niềm tin rằng các công ty đầu ngành sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả mà ít chịu tác động của thị trường. Mặc dù cổ phiếu có thể rớt giá nếu có diễn biến xấu nhưng nó vẫn sẽ tăng trở lại khi thị trường hồi phục.

Thứ hai, Bottom-up đòi hỏi sự chọn lựa và phân tích sâu một vài doanh nghiệp trong ngành. Nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dễ bối rối khi phải khoanh vùng các doanh nghiệp tốt để phân tích. Với nhà đầu tư lâu năm, dày dặn kinh nghiệm và thông tin hẳn có lợi thế hơn nhiều.

Ưu và nhược điểm của phương pháp đầu tư từ dưới lên

Ưu điểm

Nhà đầu tư có thể theo dõi và nắm bắt kịp thời những cổ phiếu có dấu hiệu tăng trưởng tốt hoặc đang được ưa chuộng trên thị trường.

Việc phân tích sâu vào nội tại giúp các trader có cái nhìn xác thực hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tránh được ý kiến chủ quan dựa vào những thông tin vĩ mô từ thị trường.

Bottom-up đặc biệt hiệu quả với nhà đầu tư theo đuổi chiến lược nắm giữ dài hạn.

Nhược điểm

Nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm thường khá bối rối trước phương pháp này. Có hàng nghìn công ty trong mỗi lĩnh vực nên việc chọn ra một vài doanh nghiệp hoạt động tốt là điều không đơn giản. Nhà đầu tư dễ bị phân tán khi có quá nhiều sự lựa chọn.

Tìm hiểu về tích sản cổ phiếu, các tiêu chí để chọn cổ phiếu tích sản năm 2023

Tích sản cổ phiếu là việc bạn dành ra một khoản tiền mỗi tháng để mua một (hoặc một số) mã cổ phiếu. Bạn thực ...

Tìm hiểu về chiến lược đại dương xanh, lợi ích của chiến lược đại dương xanh

Chiến lược đại dương xanh được hiểu là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà tại đó ít hoặc không có đối ...

Tìm hiểu về quyền mua cổ phần, nên đầu tư vào quyền mua cổ phần hay chứng quyền?

Quyền mua cổ phần là một loại chứng khoán được phát hành bởi công ty cổ phần, nhằm bổ sung vốn chủ sở hữu cũng ...

Đình Trọng (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục