Tiết xuân nóng lạnh xen lẫn nồm ẩm: Ăn rau gì để tăng sức đề kháng?

(Banker.vn) Trong thời tiết giao mùa, hãy chú ý đến chế độ ăn để tăng sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Có một số loại rau quả nhiều chất cần bổ sung.
Giải pháp tăng sức đề kháng và tiết kiệm chi phí giữa mùa dịch vi rút Corona ASEAN nỗ lực tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả hoạt động các chuỗi cung ứng Uống Cam vào lúc nào để tốt cho sức khỏe? Tăng “sức đề kháng” để doanh nghiệp phục hồi

Thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu.

Một trong những cách tăng sức đề kháng tốt nhất là bổ sung thực phẩm. Dưới đây là 5 loại rau nên ăn nhiều vào mùa đông để tăng sức đề kháng.

Nhóm rau gia vị

Tính cay ấm trong một số loại rau gia vị như rau mùi, rau húng, sả, tía tô... giúp sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong thời tiết giao mùa.

Rau mùi hay còn được gọi là ngò ta. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc...

Tiết xuân nóng lạnh xen lẫn nồm ẩm: Ăn rau gì để tăng sức đề kháng?
Tính cay ấm trong một số loại rau gia vị như rau mùi, rau húng, sả, tía tô... giúp sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong thời tiết giao mùa. Ảnh minh họa

Sả thường được ăn sống hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho do cảm cúm và giúp lợi tiểu.

Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu...

Húng chanh hay còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,…

Rau ngải cứu

Rau ngải cứu vừa là món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, giúp xoa dịu những cơn đau cơ và tuần hoàn máu... Rau ngải cứu cũng là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.

Tuy nhiên, rau ngải cứu không phải thích hợp với tất cả mọi người. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật...

Tiết xuân nóng lạnh xen lẫn nồm ẩm: Ăn rau gì để tăng sức đề kháng?
Rau ngải cứu vừa là món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, giúp xoa dịu những cơn đau cơ và tuần hoàn máu... Ảnh minh họa

Một số gợi ý về các món ăn bài thuốc từ rau ngải cứu

Chữa kinh nguyệt không đều: Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.

Chữa đau đầu: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.

Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.

Dành cho người bị động thai hoặc giảm đau thấp khớp: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.

Quả bơ

Tiết xuân nóng lạnh xen lẫn nồm ẩm: Ăn rau gì để tăng sức đề kháng?
Sự kết hợp của chất béo lành mạnh và hàm lượng chất xơ cao của bơ có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh minh họa

Trái bơ rất giàu chất béo lành mạnh, giúp giữ cholesterol trong cơ thể chúng ta ở phạm vi an toàn, giữ cho trái tim khỏe mạnh. Nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường, sự kết hợp của chất béo lành mạnh và hàm lượng chất xơ cao của bơ có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.

Bông cải xanh Broccoli

Bông cải xanh là nguồn đặc biệt phong phú của vitamin C và vitamin A. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh và tăng cường miễn dịch, giúp chống lại các virus phổ biến gây ra chứng bốc hỏa trong thời tiết lạnh.

Tiết xuân nóng lạnh xen lẫn nồm ẩm: Ăn rau gì để tăng sức đề kháng?
Vitamin C trong bông cải xanh là chất chống oxy hóa mạnh và tăng cường miễn dịch, giúp chống lại các virus phổ biến gây ra chứng bốc hỏa trong thời tiết lạnh. Ảnh minh họa

Vitamin C cũng hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt từ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu sắt (ví dụ như đậu, đậu xanh và đậu lăng). Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người không ăn thịt, vì ăn rau chứa nhiều vitamin C có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ nhiều sắt hơn.

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực khỏe mạnh và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh thoái hóa mắt. Vitamin A cũng tham gia vào việc duy trì làn da khỏe mạnh, sáng và xây dựng xương chắc khỏe.

Củ cải đường

Củ cải đường hàm lượng sắt cao cùng với vitamin A, B6 và C. Loại rau này giúp giải độc gan và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng rất ít calo giúp giảm cân hiệu quả. Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, folate, mangan, kali, sắt tuyệt vời, chưa kể các hợp chất bảo vệ bao gồm betanin và vulgaxanthin có tác dụng chống viêm.

Bắp cải

Tất cả các loại bắp cải đều có lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, cũng như vitamin C, vitamin K, mangan và chất chống oxy hóa như anthocyanin tăng cường miễn dịch.

Hãy thường xuyên ăn những loại rau quả này vào mùa đông để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhé.

Hải Dương

Theo: Báo Công Thương