Tiếp diễn làn sóng tăng vốn, Chứng khoán Tiên Phong (ORS) không muốn "kém cạnh"

(Banker.vn) HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong (HOSE: ORS) vừa thông qua phương án chào bán quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

Game tăng vốn kéo cổ phiếu bay cao, nhà đầu tư cần hết sức "tỉnh táo"

Theo đó, Chứng khoán Tiên Phong dự kiến phát hành 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, tức cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được hưởng 1 quyền mua, cứ 1 quyền mua sẽ được mua 1 cổ phiếu mới. Giá chào bán dự kiến 10.000 đồng/cp, bằng 2/3 thị giá hiện tại của ORS. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ.

Tiếp diễn làn sóng tăng vốn, Chứng khoán Tiên Phong (ORS) không muốn

Nếu thương vụ thành công, vốn điều lệ của Chứng khoán Tiên Phong sẽ được nâng từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.

Lượng cổ phiếu chưa phân phối hết sẽ bán cho nhà đầu tư khác với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán là 1.000 tỷ đồng, Chứng khoán Tiên Phong sẽ dùng để nâng cao năng lực tài chính, tăng quy mô vốn để thực hiện các nghiệp vụ; thực hiện hoạt động đầu tư và cơ cấu nợ của Công ty. Nếu thương vụ thành công, vốn điều lệ của Chứng khoán Tiên Phong sẽ được nâng từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.

Trong cuộc đua tăng vốn điều lệ, một công ty chứng khoán khác cũng muốn tăng vốn điều lệ, đặt mục tiêu lấy lại vị trí "ngôi vương" vốn điều lệ trong ngành chứng khoán. Cụ thể, Công ty CP Chứng khoán VNDirect (mã VND) vừa công bố nghị quyết HĐQT ngày 31/7 về việc triển khai chào bán cổ phiếu ra công chúng và phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Công ty dự kiến chào bán 243,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 20%, với mức giá 10.000 đồng/cp. Cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu sẽ có 1 quyền mua. Thời gian thực hiện trong năm 2023 và hoặc năm 2024.

Mục đích chào bán là để tăng quy mô vốn hoạt động, mở rộng năng lực cho vay ký quỹ, kinh doanh nguồn trên thị trường vốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, phát hành và phân phối chứng quyền có bảo đảm, bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh hợp pháp khác.

Ngoài ra, VNDirect còn phát hành 60,89 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 5% từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, trong đó sử dụng 608,9 tỷ đồng. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 5 cổ phiếu phát hành thêm.

Trên đây là 2 trong số những phương án phát hành tăng vốn được VND đặt kế hoạch trong năm nay. VNDirect còn dự định chào bán hơn 243,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 1-5 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đồng thời phát hành hơn 24,3 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp và thưởng 12,1 triệu cổ phiếu cho người lao động.

Nếu hoàn tất 100% các kế hoạch, công ty sẽ phát hành thêm tổng cộng gần 585 triệu cổ phiếu mới, vốn điều lệ của VNDirect sẽ tăng từ 12.178 tỷ đồng lên trên mức 18.000 tỷ đồng, trở thành mức vốn lớn nhất ở nhóm công ty chứng khoán. Hiện tại, công ty chứng khoán có vốn điều lệ cao nhất là SSI (15.011 tỷ đồng), xếp sau là VPBank Securities (15.000 tỷ đồng).

Đối với SSI, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 tổ chức hồi tháng 4 vừa qua, SSI đã thông qua điều chỉnh phương án chào bán riêng lẻ tối đa 104,04 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược và/hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; dự kiến triển khai trong giai đoạn 2023 - 2024; chào bán 10 triệu cổ phiếu ESOP. Nếu thành công, vốn điều lệ của SSI sẽ tăng lên hơn 16.000 tỷ đồng.

Mới đây, Chứng khoán Nhất Việt (VFS) vừa nhận được văn bản chấp thuận đăng ký chào bán gần 40 triệu cổ phiếu riêng lẻ từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước. VFS cho biết đơn vị đã được chấp thuận tăng vốn lên 1.200 tỷ đồng thông qua việc chào bán riêng lẻ 39,75 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Nếu phát hành thành công, VFS có thể huy động khoảng 397,5 tỷ đồng, qua đó giúp tăng quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của công ty lên khoảng 1.400 tỷ đồng.

Tương tự, Chứng khoán MB (MBS) đã thông báo phát hành thêm hơn 57 triệu cổ phiếu để nâng vốn điều lệ từ 3.806 tỷ đồng lên 4.377 tỷ đồng. Trong khi đó, Công ty CP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đặt mục tiêu phát hành cổ phiếu riêng lẻ trị giá hơn 10.000 tỷ đồng, việc tăng vốn sẽ được thực hiện cuối quý II đến đầu quý III/2023. Hiện vốn điều lệ của TCBS đạt xấp xỉ 1.127 tỷ đồng, nếu thành công sẽ được nâng lên khoảng 11.100 tỷ đồng.

Hay như Chứng khoán VIX cũng đã chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20:1 (tỷ lệ 5%) và chốt danh sách thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 10:1 (10%). Như vậy, Chứng khoán VIX sẽ phát hành thêm 29,11 triệu cổ phiếu trả cổ tức và 58,21 triệu cổ phiếu thưởng, nếu phát hành thành công sẽ nâng vốn điều lệ từ 5.821,39 tỷ đồng lên 6.694,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APS) với phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2023 - 2024 lên gấp 2,5 lần hiện tại, dự kiến từ 830 tỷ đồng lên hơn 913 tỷ đồng. Trước đó, Chứng khoán Bản Việt (VCI) cũng đã thông qua kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 30%, để nâng vốn điều lệ lên hơn 4.350 tỷ đồng. Chứng khoán BIDV (BSC) dự kiến phát hành gần 15 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 1.878 tỷ đồng lên gần 2.028 tỷ đồng, trong đó 9,4 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 5% và hơn 5,6 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 3%.

Chứng khoán Tiên Phong bị phạt 250 triệu đồng do vi phạm về tư vấn phát hành trái phiếu và cho vay ký quỹ

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 691/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ...

Điểm danh những công ty chứng khoán tự tin với kế hoạch lợi nhuận năm 2023

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đối diện với nhiều yếu tố bất định, một số công ty chứng khoán vẫn tự tin đặt ...

Chứng khoán Tiên Phong (TPS) thực hiện gần 60% kế hoạch lợi nhuận năm trong 6 tháng

Chứng khoán Tiên Phong (TPS - mã chứng khoán ORS) báo lãi sau thuế nửa đầu năm 2023 đạt hơn 110 tỷ đồng, thực hiện ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán