Thương hiệu "vang bóng một thời" Cao su Sao Vàng sang nhượng 21ha đất KCN, thu về 300 tỷ đồng

(Banker.vn) Cao su Sao Vàng đã ký hợp đồng chuyển nhượng 212.538m2 (tương đương hơn 21,2ha) cho 2 doanh nghiệp và giá chuyển nhượng 1,429.570 đồng/m2.

Công ty CP Cao su Sao Vàng (HOSE: SRC), doanh nghiệp chuyên săm lốp do ông Phạm Hoành Sơn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, mới đây đã ký hợp đồng chuyển nhượng hơn 21ha quyền thuê đất tại Khu công nghiệp Châu Sơn, giá trị hơn 300 tỷ đồng.

Theo thông tin chi tiết từ phía SRC, ngày 30/1, doanh nghiệp đã ký hợp đồng chuyển nhượng 212.538m2 (tương đương hơn 21,2ha) quyền thuê lại đất với cơ sở hạ tầng và tài sản gắn liền với đất tại lô E, Khu công nghiệp Châu Sơn, phường Châu Sơn, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Hai đối tác nhận chuyển nhượng lô đất của SRC là Công ty CP Casla (diện tích 102.538 m2) và Công ty CP Casablanca Việt Nam (diện tích 110.000 m2) với giá chuyển nhượng cho cả 2 hợp đồng là 1.429.570 đồng/m2. Theo đó, SRC sẽ thu về trên 300 tỷ đồng từ thương vụ.

5201-cao-su-sao-vang
Hai đối tác nhận chuyển nhượng lô đất của SRC là Công ty CP Casla (diện tích 102.538 m2) và Công ty CP Casablanca Việt Nam (diện tích 110.000 m2)

Về tình hình kinh doanh, tại báo cáo tài chính quý IV/2023 ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 500 tỷ đồng, tăng 118% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán ở mức 433 tỷ đồng, tăng 128% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính kỳ này giảm nhẹ còn 559,5 triệu đồng. Chi phí tài chính giảm 4% còn 5,3 tỷ đồng, trong đó, chi phí lãi vay đi ngang so với cùng kỳ, ở mức 3,6 tỷ đồng (chiếm 68% chi phí tài chính). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều lần lượt là 9 tỷ đồng và 24,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Kết thúc quý IV, Cao su Sao Vàng chuyển sang lãi ròng hơn 13 tỷ đồng từ mức lỗ hơn 9 tỷ đồng ở quý cùng kỳ và cao hơn so với nhiều quý gần đây.

Cả năm 2023, Cao su Sao Vàng ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 1.234 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính đạt 1,6 tỷ đồng, tăng lần lượt tăng 29% và 2% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế của Cao su Sao Vàng ở mức 39 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 29,4 tỷ đồng, tăng 2% và 6% so với năm 2022.

Năm 2023, Cao su Sao Vàng lên kế hoạch doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 100 tỷ đồng. Với kết quả trên, Cao su Sao Vàng thực hiện được 62% kế hoạch doanh thu và 39% kế hoạch lợi nhuận năm. Năm 2022, công ty cũng không hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra.

Về cổ phiếu, cổ phiếu SRC tăng thêm 3,51% giá trị lên 29.500 đồng/cp trong phiên giao dịch đầu tiên (26/2). Chưa dừng lại ở đó, mở cửa phiên sáng nay (27/2), mã này tăng kịch biên độ 7% lên 31.550 đồng/cp, so với tuần trước đã tăng trên 15%.

Mới đây, doanh nghiệp của ông Phạm Hoành Sơn có văn bản thống nhất thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024, sự kiện sẽ được thực hiện vào ngày 22/4 tại trụ sở chính, số 231 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Theo đó, SRC đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu tiêu thụ đạt 2,000 tỷ đồng, tăng 67% so với thực hiện 2023 và lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng, gấp 2.5 lần. Dự kiến chi trả cổ tức với tỷ lệ không nhỏ hơn 10%.

Theo tìm hiểu, Cao su Sao Vàng là một trong những doanh nghiệp có tuổi đời lâu năm, gắn liền với nhiều cột mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Sau khi miền Bắc giải phóng, ngày 7/10/1956, xưởng đắp vá săm lốp ôtô đã được thành lập, chính thức hoạt động vào tháng 11/1956. Đến đầu năm 1960, xưởng sáp nhập vào Nhà máy cao su Sao Vàng và chính là tiền thân của Nhà máy Cao su Sao Vàng Hà Nội sau này.

Trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (1958-1960), Chính phủ đã phê duyệt phương án xây dựng khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao su – Xà phòng – Thuốc lá Thăng Long. Công trường được khởi công xây dựng ngày 22/12/1958.

Ngày 6/4/1960, nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm, lốp xe đạp đầu tiên ra đời mang nhãn hiệu Sao Vàng. Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và đây trở thành ngày truyền thống của nhà máy.

Năm 1992, theo quyết định của Bộ Công nghiệp nặng, nhà máy đổi tên thành Công ty Sao Vàng. Đến năm 2006 chuyển đổi thành Công ty CP Cao su Sao Vàng, niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh từ năm 2009 với mã SRC.

Tình hình kinh doanh và số phận dự án 231 Nguyễn Trãi của Cao su Sao Vàng dưới thời Chủ tịch Hoành Sơn ra sao?

Vượt qua Vinachem, Tập đoàn Hoành Sơn đã chính thức trở thành cổ đông lớn nhất tại Cao su Sao vàng khi sở hữu hơn ...

Từ “kép phụ” thành “kép chính”, Tập đoàn Hoành Sơn đã “tròn vai”?

Tập đoàn Hoành Sơn lâu nay đã nổi tiếng là một tay chơi M&A “sành sỏi” với những màn “đổi vai” “thần sầu” tại các ...

Công ty mẹ của Cao su Sao Vàng (SRC) được giao nghiên cứu làm đường nối cảng biển Việt Nam qua Lào tới Thái Lan

Tập đoàn Hoành Sơn, công ty mẹ của Cao su Sao Vàng là một trong số ba nhà đầu tư thuộc liên danh được UBND ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục