Thủ tướng Chính phủ: Cần nghiên cứu chế tài về tiền ảo

(Banker.vn) Tiền ảo hiện chưa được công nhận ở Việt Nam, nhưng thực tế các giao dịch bằng loại tiền này phổ biến, nên Thủ tướng Chính phủ đánh giá cần quy định trong luật.

Thủ tướng Chính phủ: Dự kiến tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần qua

Đại biểu Quốc hội: Tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt, có thể áp dụng ngay từ 1/1/2023

Nêu ý kiến vào dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) tại phiên thảo luận ở tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, dù tiền ảo ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng thực tế vẫn có giao dịch, vẫn được sử dụng, do đó cần nghiên cứu có chế tài.

Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại tổ thảo luận
Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại tổ thảo luận

Theo Thủ tướng, dù chúng ta chưa công nhận nhưng trên thực tế có giao dịch. Khi chưa được pháp luật công nhận thì phải có cách xử lý thế nào cho phù hợp, nên giao Chính phủ quy định để đáp ứng với thực tế diễn biến rất nhanh.

Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) có bố cục gồm 4 chương, 65 điều quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền; việc phòng, chống hành vi rửa tiền của các tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Mục tiêu sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước; đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục những bất cập của luật hiện hành; bảo đảm an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia; góp phần đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thảo luận về dự thảo, các đại biểu cho rằng, rất đông người chơi tiền ảo, đây là nơi có thể trở thành điểm rửa tiền nhiều nhất, tuy nhiên dự thảo lại chưa quy định vấn đề này.

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) dẫn thực tế thời gian qua, chúng ta xác định chuyển đổi số sẽ chiếm 20% GDP, nói rất nhiều đến blockchain, đến tiền ảo, tiền số, tuy nhiên, khung pháp lý cho hệ thống này thế nào thì chưa có.

“Có những game của chúng ta hiện nay được quy đổi ra tới khoảng độ 9,7 tỷ USD, nhưng phần lớn là các startups lại thành lập công ty ở Singapore mà không thành lập tại Việt Nam, vì chúng ta không có khung pháp lý” – ông Trịnh Xuân An dẫn chứng. Từ vai trò cũng như là tiềm năng của lĩnh vực này, đại biểu An đề nghị cần phải nghiên cứu sớm để có quy định về tài sản ảo, tiền ảo, tiền mã hóa và tài sản mã hóa.

Lâm Tuyền

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục