Xây dựng khung giá bán lẻ điện bình quân để phù hợp với thị trường điện Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân (sửa đổi) sẽ có tăng, giảm theo biên độ |
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Toạ đàm Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: "Nhìn lại và Hướng tới" do Báo Đầu tư phối hợp với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức sáng 26/9/2023.
Ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam |
Ông Nguyễn Xuân Nam chia sẻ, với trách nhiệm là Tập đoàn kinh tế Nhà nước, EVN được Đảng, Chính phủ và Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ, đa mục tiêu; trong đó nhiệm vụ cao nhất của EVN là cung ứng điện cho đất nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, trong đó bao gồm cả việc thực hiện trách nhiệm xã hội khi duy trì mức giá bán lẻ điện ổn định theo chỉ đạo của Chính phủ. Lấy ví dụ, ông Nguyễn Xuân Nam cho biết để EVN đưa điện đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì giá thành sản xuất điện lên đến khoảng 7.000 đồng/kWh nhưng hiện giá điện EVN bán cho khu vực này cũng vẫn duy trì mức khoảng 1.900 đồng/kWh theo đúng chính sách của Đảng, Nhà nước.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện sứ mệnh cao cả được Đảng, Nhà nước giao phó, nên trong hoạt động của EVN không đơn thuần là hoạt động lãi/lỗ mà còn là thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội, là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, việc EVN giá bán ra thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất điện ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo … cũng là thực hiện nhiệm vụ chính trị với chính sách mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”.
EVN đã nỗ lực đầu tư lưới điện cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo |
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Nam, năm 2022, do ảnh hưởng của những bất ổn trên thế giới nên giá các mặt hàng than, khí, dầu, ... tăng đột biến. Ví dụ, có thời điểm giá than đã tăng gấp 5 lần, lên đến 400 USD/tấn, giá dầu cũng tăng gấp đôi trong khi giá mua điện chiếm đến 84% trong cơ cấu giá điện. Do đó, giá than, khí tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất điện, gây khó khăn cho EVN trong cân bằng tài chính. Bước sang năm 2023, tuy giá các mặt hàng than, khí, dầu đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao.
Sau 4 năm, mặc dù giá bán lẻ điện cũng đã được điều chỉnh tăng 3% nhưng cũng chỉ giải quyết được một phần khó khăn về tài chính và EVN vẫn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cân bằng tài chính, Phó Tổng giám đốc EVN chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Nam, thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, thời gian tới, việc điều hành giá điện sẽ được luật hóa và tiệm cận theo giá thị trường.
“Với đường lối, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, EVN và các doanh nghiệp nhà nước luôn tin tưởng sẽ vượt qua khó khăn để phát triển vững mạnh”, ông Nguyễn Xuân Nam tin tưởng.
Nguyên Vũ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|