Gần đây các mã cổ phiếu ngành FMCG lần lượt tăng giá sau khi công bố kết quả kinh doanh phục hồi mạnh mẽ với tỷ suất lợi nhuận tốt. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và tiền tệ thắt chặt, nhiều nhà đầu tư dần quan tâm đến các doanh nghiệp có tỷ lệ tiền mặt cao và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm thiết yếu. Liệu chiến lược này có thực sự phù hợp, hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong lịch sử 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dữ liệu lịch sử 10 năm dưới đây so sánh lợi nhuận khi đầu tư vào các cổ phiếu trong ngành FMCG với danh mục VN30 và chỉ số VN-Index. Trong đó, lợi nhuận được tính bằng chênh lệch giữa giá phiên giao dịch đầu tiên và phiên giao dịch cuối cùng của cùng năm. Để so sánh mức hấp dẫn khi đầu tư vào từng danh mục, chúng tôi dùng chỉ số Sharpe đo lường lợi nhuận trên một đơn vị rủi ro.
Hình trên đây cho thấy, danh mục FMCG có tỷ suất lợi nhuận trên một đơn vị rủi ro cao hơn so với VN30 và VN-Index, thể hiện ở chỉ số Sharpe 1,58 (so với 0,59 và 0,78) và đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ nhận được 1,58 đồng lợi nhuận trên 1 đơn vị rủi ro. Điều này cho thấy ngành FMCG là một cơ hội đầu tư có lợi suất cao hơn VNI và VN-Index khi xét trên cùng một mức độ rủi ro. Tại những thời điểm thị trường rủi ro cao (thể hiện ở độ lệch chuẩn của VN-Index cao), các cổ phiếu trong ngành FMCG có ít thay đổi về giá hơn cổ phiếu trong VN30 và thậm chí so với cả chỉ số VN-Index. Do đó, có thể thấy ngành FMCG là một kênh đầu tư trú ẩn tương đối an toàn.
Một lý do cho việc ngành FMCG có phản ứng ít tiêu cực hơn so với VN30 trong điều kiện thị trường điều chỉnh là gần 40% tỷ trọng danh mục VN30 gồm cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng - ngành khá nhạy cảm với các yếu tố vĩ mô như áp lực lạm phát, chính sách tiền tệ và gia tăng lãi suất trong và ngoài nước. Điều này được phản ánh rõ hơn tại hình dưới đây:
Theo hình trên, các mã cổ phiếu trong ngành FMCG có xu hướng tăng giá khá độc lập, không tăng hoặc giảm trong cùng một lúc như các mã trong ngành ngân hàng. Điều này có thể thấy rõ nhất trong các năm VNIndex biến động cao là 2017, 2020, 2021 và 6T/2022. Theo đó, trong điều kiện thị trường biến động theo hướng tích cực, danh mục VN30 mang lại lợi nhuận cao hơn như năm 2021. Tuy nhiên, nếu điều kiện thị trường điều chỉnh mạnh thì danh mục FMCG là lựa chọn an toàn hơn như giai đoạn 6T/2022.
Kết luận:
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, ngành FMCG có thể là một cơ hội hấp dẫn để đầu tư. Là lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu, hoạt động của các công ty FMCG sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn bởi các biến số vĩ mô như các ngành tài chính, ngân hàng, bất động sản... Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý các nhà đầu tư rằng việc phân tích từng cổ phiếu cụ thể trong ngành FMCG vẫn cần được xem xét kỹ để lựa chọn cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, tình hình tài chính lành mạnh, sẽ đem lại lợi nhuận bền vững hơn cho nhà đầu tư.
Cổ phiếu CFV "một bước lên mây" khi tăng gần 1000% sau 18 phiên Về việc cổ phiếu liên tiếp tăng trần, phía CFV khẳng định là do diễn biến thị trường chứng khoán, đồng thời nhấn mạnh không ... |
Góc chuyên gia chứng khoán: Nhà đầu tư dài hạn nên quan tâm hơn tới các mã đang "vỡ đáy" Tại chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital, ông Nguyễn Tuấn Anh, Nhà sáng lập nền tảng FinPeace cho rằng, cái hay của thị trường ... |
Về mặt kỹ thuật, thép có thể xem là nhóm cổ phiếu yếu trong giai đoạn vừa qua Về mặt kỹ thuật, nhóm cổ phiếu thép có thể xem là nhóm cổ phiếu yếu ở giai đoạn vừa qua. Những nhóm hồi mạnh ... |
Trang Nhi t/h từ nguồn TCBS
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|