Thị trường gạo thế giới đang chịu sức ép từ chi phí vận chuyển | |
Xuất khẩu gạo Việt "rộng cửa" trong nửa cuối năm 2022 | |
Nhiều doanh nghiệp ngành gạo báo lỗ ròng trong quý II/2022 |
Đầu tháng 2, giá gạo trên thị trường thế giới biến động khá mạnh. Theo đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 5/2 đã tăng 15 USD/tấn so với cuối tháng trước. Cụ thể, loại 5% tấm giao dịch ở 473 USD/tấn, gạo 25% tấm 453 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm qua. Tuy nhiên, mức giá này hiện vẫn thấp hơn gạo Thái Lan 20 USD và thấp hơn gạo Pakistan 10 USD/tấn.
Trước đó, vào tháng 12/2022, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam duy trì ở mức cao nhất thế giới với khoảng 438 USD/tấn; gạo 25% ở mức 418 USD/tấn (cao hơn gạo Thái Lan cùng loại khoảng 20 USD/tấn).
Nguồn ảnh: Internet |
Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - cho biết, thường cuối vụ giá gạo rất thấp nên đối tác nhập khẩu căn cứ vào giá đó để đàm phán mua vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, năm nay, chúng ta lại bán được giá khá cao nên các hợp đồng ký cho vụ Đông Xuân trong năm 2023 sẽ có giá tốt hơn. Theo ông Nam, giá gạo xuất khẩu trong tháng đầu năm 2023 tăng cao do những bất ổn về kinh tế, chính trị, xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có hồi kết, các quốc gia có nhu cầu dự trữ lương thực nhiều hơn.
"Hiện nhiều nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Philippines, châu Phi…đang tích cực thu mua gạo dự trữ. Riêng Philippines - thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam - đã có những tín hiệu tích cực cho hoạt động xuất khẩu cho năm 2023 khi nước này quyết định duy trì thuế nhập khẩu ở mức 35%", ông Nam nói.
Những tín hiệu tích cực từ thị trường đã thúc đẩy nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, đã ký nhiều hợp đồng cung cấp gạo giao từ nay đến đầu quý II/2023 cho các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, châu Âu, Australia và Mỹ, số lượng lên đến gần 1.500 container, tương đương khoảng 30.000 tấn, chủ yếu gạo chất lượng cao và gạo thơm.
Giá lúa gạo hôm nay 7/2 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Hiện giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.600 – 10.70 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm đi ngang. Hiện giá cám khô ở mức 8.650 đồng/kg; giá tấm ở mức 9.600 đồng/kg. Với mặt hàng lúa, giá giảm nhẹ ở một số chủng loại. Cụ thể, tại An Giang, hiện lúa OM 5451 6.600 – 6.800 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; Đài thơm 8 6.800 – 7.000 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; nàng hoa 9 6.900 – 7.100 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Với các chủng loại khác, giá đi ngang. Cụ thể, OM 18 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 6.800 – 6.900 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 7.000 – 7.200 đồng/kg; nếp Long An tươi 7.850 – 8.000 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg. Theo các thương lái, hôm nay nguồn gạo về ít, giao dịch nhà máy chững lại. Giao dịch lúa không nhiều, giá lúa cao, nguồn lúa thu hoạch rất ít.
Thanh Hằng (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|