Thị trường đang trong giai đoạn phân hóa, cơ hội cho NĐT ở các cổ phiếu riêng lẻ

(Banker.vn) MBS cho rằng, thị trường đang trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1, hiện tượng phân hóa là phổ biến và vẫn có những cơ hội ở các cổ phiếu riêng lẻ.

Thị trường chứng khoán thế giới điều chỉnh tuần vừa qua, một số thị trường đứt mạch tăng 3 – 4 tuần liên tiếp, điều kiện tài chính thắt chặt hơn, kinh tế Mỹ vẫn có thể suy thoái trong khi các quan chức Fed ủng hộ tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát vẫn cao. Fed cũng dự báo sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay và các nhà đầu tư đang đặt cược điều này sẽ diễn ra tại cuộc họp của Fed ngày 2-3/5 tới.

Thị trường đang trong giai đoạn phân hóa, cơ hội cho NĐT ở các cổ phiếu riêng lẻ
Theo MBS, chính sách giảm thuế VAT sẽ tác động tích cực đến thị trường khi đây là một hình thức kích cầu của chính phủ.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa khép lại tuần giảm thứ 2 liên tiếp khi sụt giảm 0,95% còn 1.042,91 điểm. Kể từ khi đạt đỉnh ngắn hạn, thị trường đã điều chỉnh 8/12 phiên trong chuỗi giảm 9/15 phiên kể từ đầu tháng 4. Thanh khoản toàn thị trường xuống mức thấp nhất 4 tuần gần đây, bên cạnh đó khối ngoại cũng đang có chuỗi bán ròng 4 tuần liên tiếp. Ngược dòng thị trường trong tuần vừa qua thuộc về nhóm cổ phiếu xuất khẩu (thủy sản, dệt may) và du lịch.

Xuất khẩu đang cho thấy những tín hiệu tích cực, khi có tới 41/45 nhóm hàng xuất khẩu có trị giá tăng đã hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu Thủy sản và dệt may. Động lực kéo nhóm cổ phiếu thủy sản đi lên trong tuần vừa qua nhờ các cổ phiếu nổi bật như: VHC(+6,98%), ANV (+4,04%),… thì nhóm cổ phiếu dệt may cũng đồng loạt tăng điểm, nổi bật có: GIL (+13,89%), TNG(+4,6%), STK (+2,96%), …

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu liên quan đến đầu tư công vẫn nằm trong Top 3 nhóm có mức giảm mạnh trong tuần vừa qua khi tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong quý I năm 2023 đạt thấp. Mức giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 9,69% kế hoạch trong quý 1/2023, thấp hơn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 10,35% và cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (11,88%) nhưng số giải ngân tuyệt đối cao hơn gần 12 nghìn tỷ (khoảng 19%). Bên cạnh đó, việc giá dầu giảm gần 6% trong tuần vừa qua đã khiến nhóm cổ phiếu dầu khí có mức giảm mạnh nhất: GAS (-2,75%), PVD (-0,98%), PVS (-2,73%), BSR (-3,68%), …

Thanh khoản toàn thị trường tuần vừa qua giảm mạnh 32,6% còn 10.382 tỷ đồng/phiên, trong đó thanh khoản khớp lệnh cũng sụt 33,2% xuống 8.951 tỷ đồng/phiên, đây cũng là tuần có mức thanh khoản thấp nhất trong 4 tuần vừa qua. Bình quân từ đầu năm đến nay, thanh khoản thị trường đạt 12.032 tỷ đồng/phiên, giảm 41,5% với với mức bình quân của năm ngoái.

Về khối ngoại, khối này bán ròng 309 tỷ đồng trên toàn thị trường, đây cũng là tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại vẫn mua ròng 5.508 tỷ đồng. Các quỹ ETF cũng bị rút ròng 0,38 triệu USD ở tuần vừa qua, đây là tuần rút ròng thứ 3 liên tiếp, lũy kế từ đầu năm các quỹ ETF đã giải ngân 198,42 triệu USD (~ 4.623 tỷ đồng). Theo thống kê, dòng vốn quốc tế đang rút dòng ở các thị trường như: Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, … trong khi vào dòng ở các thị trường như: Hàn Quốc, Indonesia, Ấn độ, …

Liên quan đến chuyển động chính sách, hiện đang có 2 chính sách đáng được đón chờ trong tháng 4 này, đó là các thông tư liên quan tới việc (1) tiếp tục giảm thuế VAT từ 10% về mốc 8% cho tới hết năm 2023 và (2) cho phép NHTM giãn nợ tối đa 1 năm với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, có thể sẽ được ban hành trong tuần tới.

Theo MBS, chính sách thứ 1 (giảm thuế VAT) sẽ tác động tích cực đến thị trường khi đây là một hình thức kích cầu của chính phủ. Đối với chính sách thứ 2, mặc dù NHTM giãn nợ 1 năm cho các doanh nghiệp nhưng NHTW vẫn phải trích lập dự phòng, do vậy đứng ở phía ngân hàng thì lợi nhuận vẫn bị ảnh hưởng. Hiện tại, thị trường đang trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1, hiện tượng phân hóa là phổ biến và vẫn có những cơ hội lẻ tẻ ở các cổ phiếu riêng lẻ.

Về kỹ thuật, sau 2 tuần giảm liên tiếp, nhịp hồi kỹ thuật có thể diễn ra trong tuần sau, tuy vậy đây chỉ là nhịp nảy trong xu hướng chính là xu hướng giảm ngắn hạn. Theo thống kê, kể từ đầu tháng 3 cho tới nay, cứ sau 2 tuần giảm liên tiếp, thị trường sẽ có nhịp hồi ở tuần kế tiếp.

Thị trường đang trong giai đoạn phân hóa, cơ hội cho NĐT ở các cổ phiếu riêng lẻ

Hiện, chỉ số Vn-Index đã để mất các ngưỡng kỹ thuật ngắn và trung nạn như MA20, MA50, MA100, … Vùng kỹ thuật 1.023 – 1.032 điểm sẽ là vùng hỗ trợ cho nhịp điều chỉnh này, thanh khoản tuần cuối tháng 4 cũng có thể chưa được cải thiện khi thị trường bước vào kỳ nghĩ lễ dài ngày.

Nhận định chứng khoán ngày 24/4/2023: VN-Index lùi xuống test ngưỡng 1.040 điểm

VN-Index ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp để đóng cửa phiên cuối tuần tại 1.042,91 điểm. Theo nhận định, trong phiên giao dịch ...

Thị trường chứng khoán ngày 24/4/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Cổ phiếu ngân hàng khiến VN-Index nối đà giảm điểm; Cổ phiếu PVL sẽ về sàn UPCoM từ ngày 25/04; Cổ đông lớn của Telcom ...

Đến thời của cổ phiếu nhiệt điện?

Công ty Chứng khoán VNDirect vừa có báo cáo triển vọng cổ phiếu ngành điện trong đó nhấn mạnh điện khí và điện than nội ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục