Thị trường chứng khoán năm 2022, bất chấp tình hình khó khăn của dịch bệnh và sự bất ổn của nền kinh tế, đã có 8 thương vụ IPO vào năm 2022 với số vốn gọi được qua IPO lên tới 71 triệu USD. Trong đó, có 6 thương vụ IPO được diễn ra vào nửa đầu năm 2022. Các công ty và nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn trong nửa cuối năm do những bất ổn trên thị trường vốn toàn cầu và trong nước.
Sang đến năm 2023, các hoạt động của doanh nghiệp phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết mới lại khá trầm lắng. Trong 3 tháng đầu năm, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) chỉ có 1 mã cổ phiếu mới niêm yết là PVP của Công ty CP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương, chuyển từ sàn UPCoM sang.
Trên HoSE hiện có 11 hồ sơ đăng ký niêm yết, trong đó 8 doanh nghiệp đang giao dịch trên UPCoM gồm TCI, CSI, SIP, VCP, LPT, HTG, BDW, ADP.
Đáng lưu ý, phần lớn hồ sơ được nộp từ lâu nhưng chưa thấy động thái của các doanh nghiệp về việc hoàn thiện hồ sơ để được chấp thuận niêm yết. Tương tự, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng chỉ có thêm 1 mã cổ phiếu niêm yết là KSV, chuyển từ sàn UPCoM sang, mà không hề có một thương vụ nổi bật lên sàn.
Ngoài những doanh nghiệp tư nhân, việc tạo dòng vốn mới cho sàn chứng khoán còn có hoạt động được gọi là cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước gắn với niêm yết, hay thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước qua sàn đều có kết quả rất hạn chế những năm gần đây.
Số lượng doanh nghiệp niêm yết mới trong 3 tháng đầu năm tại đây.
Theo Bộ Tài chính, lũy kế giai đoạn 2016 - 2020 đã có 180 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, nhưng chỉ có 39/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 30% kế hoạch).
Những doanh nghiệp chưa thể thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn phần lớn có quy mô nhỏ tại các địa phương. Những cái tên thực sự được nhà đầu tư quan tâm lại chỉ đếm trên đầu ngón tay như Agribank, Vinacomin - TKV, Mobifone, VNPT, SJC, Vinafood1.
Danh sách 141 doanh nghiệp được Nhà nước thoái vốn giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ cũng không có nhiều cái tên đáng chú ý, phần lớn là các doanh nghiệp trực thuộc UBND Tỉnh với quy mô không quá lớn. Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp tư nhân cũng chỉ còn vài cái tên đáng chú ý như Thaco, TH True Milk, Tân Hiệp Phát…
Tuy vậy, lộ trình lên sàn của những ông lớn này vẫn còn bị bỏ ngỏ, khiến thị trường chứng khoán thiếu những doanh nghiệp “chất lượng” thật sự, số lượng nhà đầu tư mở mới đang tăng dần nhưng lượng doanh nghiệp mới lại bị thiếu hụt, chính vì vậy, những giao dịch gần như chỉ tập trung vào một số mã quen thuộc.
Ông Trung Kiên, người sáng lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam Holdings Inc cho rằng, thị trường chứng khoán năm 2023 sẽ hồi phục sau khi “thảm bại” năm 2022, VN-Index giảm điểm mạnh nhất thế giới, hơn cả Nga và Ukraine là hai quốc gia xảy ra chiến sự.
“Chúng tôi dự báo, năm 2023 sẽ là một năm hồi phục, ở mức trung bình khoảng 20 - 25% so với thời điểm 1/1/2023, tức VN-Index có thể lên mức 1.200 - 1.250 điểm. Tuy nhiên, mức hồi phục này chưa đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư đổ tiền vào doanh nghiệp như năm 2020 - 2021”, ông Kiên nói.
Mặc dù vậy, theo ông Kiên, hoạt động phát hành, niêm yết sẽ có những câu chuyện riêng, nhất là với các doanh nghiệp đã có kế hoạch từ trước. Hiện tại, chưa có nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch niêm yết hay tăng vốn, nhưng tín hiệu có câu chuyện này có thể được phản ánh sớm từ các công ty chứng khoán, bởi đây là nhóm doanh nghiệp luôn nhanh nhạy, bắt nhịp thị trường tốt, khi thấy có triển vọng thường sẽ đi đầu trong việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ.
Thực tế, triển vọng thị trường hiện tại không quá khả quan, nhưng một số doanh nghiệp đã lên kế hoạch phát hành cổ phiếu trong năm 2023.
Cụ thể, Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng dự kiến phát hành 100 triệu cổ phiếu trong quý II hoặc quý III/2023, Công ty CP Nước Thủ Dầu Một dự kiến chào bán cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng, Công ty CP Container Việt Nam dự kiến phát hành hơn 121 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam dự kiến chào bán 50 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Theo ông Trung Kiên, nếu doanh nghiệp vẫn giữ ý định niêm yết hay phát hành cổ phiếu thì cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý, thường xuyên theo dõi các biến động kinh tế, tiền tệ và chứng khoán để xác định thời điểm phù hợp.
Đặc biệt, việc tăng vốn phải cân đối trên cơ sở nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh, chứ phát hành với nhu cầu không thực tế hay đầu tư vào các dự án không đúng năng lực chuyên môn, làm sai mục đích, ngành nghề là rủi ro lớn và gây pha loãng cổ phiếu.
Ngoài ra, kinh tế Trung Quốc mở cửa mạnh mẽ trở lại, mà đây là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, cùng với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới như Mỹ, châu Âu sẽ dần hồi phục khi lãi suất chạm đỉnh, lạm phát giảm, nên các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị trước để nắm bắt cơ hội.
Viettel Post (VTP) dự kiến nộp hồ sơ niêm yết lên HOSE vào tháng 8/2023 Viettel Post cho biết, căn cứ nội dung tư vấn, đánh giá của Chứng khoán Bản Việt, HĐQT công ty đề xuất sẽ tiếp tục ... |
Điểm mặt một loạt các cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã có văn bản gửi một loạt doanh nghiệp thông báo về việc hủy niêm yết ... |
Thấy gì từ kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp, ngân hàng niêm yết? Theo thống kê mới nhất từ FiinTrade, tính đến ngày 11/4/2023, có 358/1685 doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết, chiếm 52% tổng giá trị ... |
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|