Thị trường cà phê biến động: Giá hạ nhiệt, xuất khẩu toàn cầu đạt mức kỷ lục

(Banker.vn) Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 đã ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ. Tuy nhiên, giá cà phê quốc tế đang có dấu hiệu giảm sau khi EU tạm hoãn thực hiện quy định chống phá rừng.

“Vua cà phê” Trung Nguyên bất ngờ rớt hạng trong cuộc đua xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 13/11: Tăng mạnh tại các vùng trọng điểm, hàng loạt tín hiệu tích cực cho thị trường

Giá cà phê hạ nhiệt sau quyết định mới của EU

Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá cà phê trên thị trường toàn cầu đã giảm trong tháng 10 sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố tạm hoãn thực thi Quy định chống phá rừng. Đây là động thái có ảnh hưởng lớn tới các nhà sản xuất cà phê, khi quy định này trước đó yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo không gian sản xuất cà phê không ảnh hưởng đến rừng.

Thị trường cà phê biến động: Giá hạ nhiệt, xuất khẩu toàn cầu đạt mức kỷ lục

Theo đó, giá trung bình của cà phê giảm 3,2% trong tháng 10, đạt mức 250,6 US cent/pound, vẫn cao hơn 65% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, giá cà phê robusta giảm mạnh hơn, xuống còn 221,9 US cent/pound (giảm 8,3% so với tháng trước). Trong khi đó, giá arabica chỉ giảm nhẹ, với arabica Colombia và các loại arabica khác giảm dưới 1%, đạt lần lượt 277,1 và 276,8 US cent/pound. Theo ICO, một yếu tố khác tác động đến giá cà phê là sự giảm giá của đồng Real Brazil, làm giảm lợi nhuận xuất khẩu và gây áp lực lên giá thị trường.

Thống kê của ICO cho thấy niên vụ cà phê 2023-2024 (từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024) đã đạt kỷ lục mới trong xuất khẩu, với 137,3 triệu bao cà phê được xuất ra toàn cầu. Điều này tương đương với mức tăng trưởng 11,7% so với niên vụ trước đó - đây là mức cao nhất từng ghi nhận. Xuất khẩu cà phê nhân xanh cũng lập kỷ lục với hơn 123,7 triệu bao, tăng 11,8% so với năm trước.

Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu cà phê phần lớn đến từ việc nhu cầu tăng cao, cùng với mức so sánh thấp của hai năm trước. Sự tăng trưởng hai con số này thể hiện sự phục hồi sau hai năm giảm sút liên tiếp, trong đó xuất khẩu toàn cầu đã giảm xuống 110,7 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.

Theo ICO, niên vụ 2023-2024 cũng chứng kiến sự thay đổi trong tỷ trọng của các loại cà phê trên thị trường xuất khẩu. Arabica, loại cà phê phổ biến trong các thương hiệu cao cấp, chiếm tỷ trọng 62,4% tổng xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu, tăng từ mức 60,4% của niên vụ trước. Xuất khẩu arabica đạt 77,2 triệu bao, tăng 15,5% so với niên vụ 2022-2023. Các thị trường chính như Brazil, Colombia và các nước sản xuất arabica khác đều có sự tăng trưởng, với Brazil xuất khẩu 41,9 triệu bao, tăng 22,6%.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê robusta cũng ghi nhận tăng trưởng, đạt 46,58 triệu bao, tăng 6,2% so với niên vụ trước. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy chủ yếu từ Brazil, nước đã xuất khẩu hơn 9 triệu bao robusta, bù đắp cho sự sụt giảm trong xuất khẩu của Việt Nam – nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới.

Biến động cà phê trong các khu vực lớn

Xuất khẩu cà phê từ các khu vực trên thế giới có sự phân hóa đáng chú ý:

- Nam Mỹ: Khu vực Nam Mỹ đạt xuất khẩu kỷ lục với 66,1 triệu bao, tăng mạnh 30,7% so với niên vụ trước. Brazil tiếp tục dẫn đầu, với khối lượng xuất khẩu đạt 49 triệu bao, mức cao nhất từ trước đến nay, nhờ chiếm lĩnh thị phần robusta.

- Châu Phi: Xuất khẩu cà phê từ châu Phi tăng 17,3%, đạt 16 triệu bao. Ethiopia là điểm sáng của khu vực, khi đạt kỷ lục 5,6 triệu bao nhờ sản xuất ổn định.

- Châu Á và Châu Đại Dương: Xuất khẩu cà phê từ khu vực này giảm 6,7%, xuống còn 40,6 triệu bao. Việt Nam giảm 11,7% xuống còn 25 triệu bao, mức thấp nhất kể từ niên vụ 2014-2015. Đây là kết quả của nguồn cung sụt giảm do điều kiện thời tiết bất lợi và diện tích canh tác cà phê thu hẹp.

- Trung Mỹ và Mexico: Xuất khẩu cà phê từ Trung Mỹ và Mexico giảm 4,1%, đạt 14,5 triệu bao. Các nhà sản xuất lớn như Honduras và Nicaragua đều ghi nhận sự sụt giảm trong xuất khẩu.

Dự báo giá cà phê thế giới trong thời gian tới

ICO cho rằng, với mức xuất khẩu hiện tại, thị trường cà phê có thể tiếp tục giữ đà phát triển ổn định nhưng khó có thể đạt được các kỷ lục mới trong niên vụ tới. Nguồn cung có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, tình hình kinh tế bất ổn tại nhiều quốc gia và chính sách thương mại của các khu vực lớn như EU và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thị trường cà phê vẫn được dự đoán sẽ duy trì sự ổn định trong tương lai gần nhờ nhu cầu tiêu thụ tăng cao tại châu Á và các nước Trung Đông.

Xuất khẩu nông sản Việt Nam lập kỷ lục: Rau quả, cà phê và gạo bội thu chưa từng có

Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam ghi nhận những kỷ lục mới với tổng kim ngạch đạt 51,74 tỷ USD, ...

Dự báo giá cà phê tuần tới (11/11 - 17/11): Giá nội địa chịu áp lực, người dân đối mặt nhiều khó khăn

Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước giảm mạnh 1.500 đồng/kg, dao động từ 106.500 - 107.200 đồng/kg tại các tỉnh Tây ...

Thanh Hằng

Thanh Hằng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục