Thế nào là nội dung và phương pháp lựa chọn nhà thầu?

(Banker.vn) TBCKVN - Thế nào là nội dung và phương pháp lựa chọn nhà thầu? Và phạm vi của hình thức lựa chọn nhà thầu trên là gì?
the nao la noi dung va phuong phap lua chon nha thau

Có được coi là nhà thầu khi không đăng ký trên mạng đấu thầu quốc gia không?

the nao la noi dung va phuong phap lua chon nha thau

Hoàn trả bảo đảm dự thầu trong trường hợp nào?

the nao la noi dung va phuong phap lua chon nha thau

Thế nào là hợp đồng tương tự trong luật đấu thầu

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ vào Luật đấu thầu 2013

the nao la noi dung va phuong phap lua chon nha thau
Ảnh minh họa

2. Nội dung phân tích:

Phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định tại Mục 2, Luật đấu thầu năm 2013 bao gồm 4 phương thức:

Thứ nhất: Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Căn cứ pháp lý tại Điều 28, Luật đấu thầu năm 2013 như sau:

"Điều 28. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;

b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;

c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;

đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.”

Theo đó, Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp:Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ; Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Quy định trên được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, quy trình cụ thể tiến hành lựa chọn nhà thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gồm các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

– Lập hồ sơ mời thầu;

– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

– Mời thầu;

– Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

– Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

– Mở thầu.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:

– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;

– Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;

– Xếp hạng nhà thầu.

Bước 4: Thương thảo hợp đồng.

Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Bước 6: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Thứ hai: Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Căn cứ pháp lý tại Điều 29, Luật đấu thầu năm 2013 như sau:

"Điều 29. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.”

Theo đó, Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp:Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Quy định trên được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, quy trình cụ thể tiến hành lựa chọn nhà thầu theo Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

– Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);

– Lập hồ sơ mời thầu;

– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

– Mời thầu;

– Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

– Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

– Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:

– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

– Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

– Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

Bước 4: Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:

– Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;

– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;

– Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;

– Xếp hạng nhà thầu.

Bước 5: Thương thảo hợp đồng.

Bước 6: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Bước 7: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Thứ ba: Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ. Căn cứ pháp lý tại Điều 30, Luật đấu thầu năm 2013 như sau:

"Điều 30: Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.

3. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.”

Theo đó, phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

Quy định trên được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương IV Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, quy trình cụ thể tiến hành lựa chọn nhà thầu theo Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một

Bước 2: Tổ chức đấu thầu giai đoạn một

Bước 3: Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai

Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai

Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Thứ tư: Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Căn cứ pháp lý tại Điều 31, Luật đấu thầu năm 2013 như sau:

"Điều 31. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.

2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

3. Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.”

Theo đó, Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.

Quy định trên được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương IV Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, quy trình cụ thể tiến hành lựa chọn nhà thầu theo Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một

Bước 2: Tổ chức đấu thầu giai đoạn một

Bước 3: Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai

Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai

Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Thu Uyên

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục