Tháng 3/2025, "con thuyền" chứng khoán Việt Nam sẽ "cập bến" nâng hạng?

(Banker.vn) Chứng khoán Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi của FTSE Russell nhờ cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là Thông tư 68 gỡ vướng tiêu chí pre-funding...

Chứng khoán Việt lỡ hẹn nâng hạng

Trong báo cáo xếp hạng thị trường tháng 10/2024, FTSE Russell tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi để nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging Market). Việc giữ nguyên vị trí trong danh sách theo dõi đánh dấu sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc đáp ứng các tiêu chí nâng cấp thị trường. Đây cũng là bước tiến quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam tiến tới thu hút thêm dòng vốn ngoại.

Tháng 3/2025,
FTSE Russell đánh giá cao các động thái của Việt Nam nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Đáng chú ý, FTSE Russell đánh giá cao các động thái của Việt Nam nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, trong đó, việc ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC vào ngày 18/9/2024 là một dấu mốc quan trọng. Thông tư này đã loại bỏ yêu cầu ký quỹ trước (pre-funding) đối với nhà đầu tư tổ chức quốc tế, bằng cách cập nhật quy định về giao dịch chứng khoán, thanh toán bù trừ và hoạt động của các công ty chứng khoán. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng giúp Việt Nam có cơ hội nâng hạng thị trường lên "Thị trường mới nổi" theo chuẩn của FTSE Russell.

Theo đánh giá từ Chứng khoán Mirae Asset, việc loại bỏ yêu cầu ký quỹ trước không chỉ giúp giảm chi phí tài chính cho nhà đầu tư mà còn tăng tính linh hoạt trong giao dịch. Đây cũng được xem là yếu tố thúc đẩy đảo chiều dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn đang gặp nhiều thách thức trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, các nỗ lực hoàn thiện quy tắc hoạt động của Sở Lưu ký và Thanh toán Chứng khoán Việt Nam (VSD) đang được đẩy mạnh, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế để đảm bảo rằng thị trường đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế.

Tháng 3/2025,
Giả định giá trị dòng vốn chảy vào TTCK Việt Nam nếu được nâng hạng với tỷ trọng phân bổ 0,6%

Kỳ vọng vào năm 2025

Theo FTSE, để đạt được mục tiêu trở thành thị trường mới nổi vào năm 2025, Việt Nam cần tiếp tục các cải cách cần thiết nhằm nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và tổ chức quốc tế là chìa khóa quan trọng để đảm bảo các quy định đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu.

Đánh giá về lộ trình nâng hạng, Maybank Investment Bank nhận định rằng trong quý 3/2024, Việt Nam đã sửa đổi các quy định liên quan đến xử lý giao dịch không thành công và yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn của các công ty chứng khoán.

Việc ban hành Thông tư 68 được cho là một động thái tích cực, loại bỏ yêu cầu pre-funding cho các nhà đầu tư tổ chức từ đầu tháng 11/2024. Điều này có thể giúp Việt Nam sớm được nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 3/2025 (kịch bản tích cực) hoặc tháng 9/2025 (kịch bản trung tính).

Chứng khoán ACBS cũng kỳ vọng rằng, trong kỳ đánh giá sớm nhất vào tháng 3/2025, Việt Nam sẽ được FTSE Russell đưa vào danh sách Thị trường mới nổi Thứ cấp. Đây sẽ là cột mốc đáng kể để thị trường chứng khoán Việt Nam nâng tầm và thu hút thêm sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.

Theo ước tính của Chứng khoán ACBS, sau khi được nâng hạng, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục Thị trường mới nổi Thứ cấp của FTSE sẽ chiếm khoảng 0,7-0,9%. Điều này có thể thu hút dòng vốn từ 500-600 triệu USD từ các quỹ mô phỏng chỉ số, chưa kể đến dòng vốn từ các quỹ đầu tư chủ động. Đây sẽ là động lực lớn giúp cải thiện thanh khoản và gia tăng tính hấp dẫn cho thị trường.

Việc nâng hạng thị trường không chỉ mang lại những lợi ích trước mắt mà còn mở ra cơ hội phát triển dài hạn, đặc biệt là khi Việt Nam tích hợp cổ phiếu vào các chỉ số thị trường mới nổi (EM) của FTSE trong giai đoạn 2025-2026. Những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc cải cách thị trường đang cho thấy sự quyết tâm lớn nhằm tạo nên một môi trường đầu tư chuyên nghiệp và cạnh tranh quốc tế.

Với những bước tiến tích cực, Việt Nam đang tiến gần hơn đến việc nâng hạng lên Thị trường mới nổi. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, các cơ quan quản lý cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách và đảm bảo các quy định phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Sự thay đổi này không chỉ giúp nâng cao vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư từ các tổ chức quốc tế.

Cổ phiếu VTP tăng kịch trần, VGI, CTR, VTK cũng bứt phá, sóng mới cho "họ" Viettel?

Cổ phiếu 'họ' Viettel bật tăng mạnh phiên 9/10, với VTP của Viettel Post chạm trần. Dù vốn hóa nhóm cải thiện, các mã vẫn ...

Không thực hiện việc công bố thông tin nhiều năm, Hanaka bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt Công ty CP Tập đoàn Hanaka 92,5 triệu đồng do nhiều vi phạm trong công bố ...

Phố Wall tăng mạnh nhờ cổ phiếu công nghiệp và tiêu dùng, bất chấp nguy cơ từ bão Milton

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh vào thứ Tư nhờ biên bản cuộc họp Fed, bất chấp lo ngại về tác động của ...

Nguyên Nam

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục