Tham vọng thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp ngành nước của Biwase (BWE)

(Banker.vn) Ngoài việc đầu tư vào các công ty nước địa phương tại Đồng Nai, Cần Thơ, Biwase cũng đang có kế hoạch mở rộng đầu tư sang các tỉnh lân cận như Bình Phước, Bến Tre...

Sau chủ trương thâu tóm các công ty cấp nước ở các tỉnh thành đầu năm, Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, HOSE: BWE) đã bắt đầu công bố kế hoạch thâu tóm tại Long An, Quảng Bình.

Tham vọng thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp ngành nước của Biwase (BWE)
Biwase cũng đang có kế hoạch mở rộng đầu tư sang các tỉnh lân cận như Bình Phước, Bến Tre

Cụ thể, ngày 16/3 vừa qua, Biwase đã thông qua chủ trương đầu tư mua cổ phần tại Công ty CP Cấp nước Quảng Bình (UPCOM: NQB), tỷ lệ sở hữu dự kiến từ 20% đến dưới 50%. Như vậy, nếu giao dịch thành công, tại Công ty CP Cấp nước Quảng Bình sẽ trở thành công ty liên kết tại Biwase.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Cấp nước Quảng Bình có địa chỉ tại số 81 Lý Thường Kiệt, Phường Đồng Mỹ, TP. Đồng Hới, Quảng Bình. Tính tới 31/12/2022, cổ đông lớn của Công ty chủ yếu là CTCP Đầu tư ngành nước DNP sở hữu 24,99% vốn điều lệ; UBND tỉnh Quảng Bình sở hữu 52,15% vốn điều lệ và còn lại 22,86% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông khác.

Ở chiều ngược lại, từ ngày 15/3 đến ngày 13/4, Công ty CP Đầu tư ngành nước DNP đăng ký bán toàn bộ 4.307.000 cổ phiếu NQB để giảm sở hữu từ 24,99% về còn 0% vốn điều lệ. Như vậy, nhiều khả năng, Biwase sẽ mua cổ phần tại NQB từ Công ty CP Đầu tư ngành nước DNP.

Trước đó, ngày 13/3, Biwase thông qua chủ trương đầu tư mua cổ phần Công ty CP cấp thoát nước Long An (UPCOM: LAW) để nâng sở hữu từ 20% đến 100% vốn điều lệ.

Như vậy, nếu giao dịch thực hiện thành công, Công ty CP cấp thoát nước Long An sẽ trở thành công ty liên kết hoặc công ty con của Biwase.

Theo tìm hiểu, tính tới cuối năm 2022, Công ty CP Cấp thoát nước Long An có hai cổ đông lớn là UBND tỉnh Long An sở hữu 60% vốn điều lệ; Công ty CP Đầu tư ngành nước DNP sở hữu 37,15% vốn điều lệ và còn lại 2,85% vốn điều lệ thuộc về nhóm cổ đông khác.

Ngược lại, từ ngày 15/3 đến ngày 13/4, Công ty CP Đầu tư ngành nước DNP đăng ký bán toàn bộ 4.532.440 cổ phiếu LAW để giảm sở hữu từ 37,15% về còn 0% vốn điều lệ.

Như vậy, nhiều khả năng Biwase sẽ mua cổ phần tại LAW từ Công ty CP Đầu tư ngành nước DNP.

Trước đó, đầu tháng 2/2023, Biwase cũng đã thông qua chủ trương đầu mua cổ phần 5 Công ty gồm Công ty CP Đầu tư Hạ tầng nước DNP Long An; Công ty CP Công trình Đô thị Châu Thành; Công ty CP Công trình Đô thị Cần Giuộc; Công ty CP Nước và Môi trường Bằng Tâm và Công ty CP Đầu tư Hạ tầng nước DNP Quảng Bình. Tỷ lệ sở hữu dự kiến từ 50% đến 100%. Như vậy, nếu giao dịch thành công, Biwase sẽ ghi nhận đầu tư vào 5 công ty con.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng nước DNP Long An có địa chỉ tại ấp 7, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đại diện pháp luật là ông Trần Tấn Lợi và hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước.

Thêm nữa, theo giới thiệu trên website, DNP Long An hoạt động trong lĩnh vực cấp nước với vốn điều lệ trên 786 tỷ đồng. Công ty sở hữu Nhà máy nước Nhị Thành có công suất thiết kế 60.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho các khu vực huyện Thủ Thừa, Tân Trụ, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước… thuộc tỉnh Long An.

DNP Long An nằm trong hệ sinh thái của DNP Holding (DNP, tên trước đây là Nhựa Đồng Nai) với tỷ lệ lợi ích tính tại ngày 31/12/2022 là 44,06%. DNP Holding sở hữu 15 nhà máy tại các tỉnh thành khác nhau trên cả nước, tổng công suất các sản phẩm nhựa là 8.500 tấn/tháng và 700.000 m3 nước sạch/ngày đêm.

Ở một diễn biến khác, trước đó, tháng 4/2022, Biwase công bố đã mua lại cổ phần của Cấp thoát nước Cần Thơ (CTW) và Cấp nước Cần Thơ 2 với giá trị đầu tư tại ngày cuối tháng 12/2022 là 303 tỷ đồng. Đồng thời, nhân sự cấp cao của Biwase cũng đã tham gia vào việc điều hành tại hai công ty nói trên.

Ngoài việc đầu tư vào các công ty nước địa phương tại Đồng Nai, Cần Thơ, Biwase cũng đang có kế hoạch mở rộng đầu tư sang các tỉnh lân cận như Bình Phước, Bến Tre...

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/3, cổ phiếu BWE đứn giá tại mốc tham chiếu 44.400 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 37.000 đơn vị.

Tham vọng thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp ngành nước của Biwase (BWE)
Diễn biến giá cổ phiếu BWE thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Lãi quý IV/2022 giảm 30% xuống mức thấp nhất trong vòng 5 quý

Biwase – mã BWE công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu thuần đạt 1.043 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn tăng mạnh hơn khiến biên lãi gộp bị co lại từ 37,8% xuống còn 32,3% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 337 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 35% xuống còn 22 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại tăng gấp 7 lần lên 35 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí hoạt động, Biwase lãi trước thuế 199 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng thu về hơn 170 tỷ đồng, cũng giảm 30% so với kết quả quý IV/2021 và là mức thấp nhất trong vòng 5 quý.

Lũy kế cả năm 2022, Biwase ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.484 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, biên lãi gộp lại giảm từ 42,2% xuống 40,8% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 1.421 tỷ đồng, chỉ tăng 8% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, Biwase lãi trước thuế 838 tỷ đồng, giảm 3%. Lợi nhuận sau thuế đạt 746 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ.

Năm 2022, Biwase lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 3.850 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 750 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp này đã thực hiện được 90% kế hoạch về doanh thu và gần hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Tham vọng thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp ngành nước của Biwase (BWE)
N

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Biwase đã tăng 10% so với thời điểm một năm trước, lên mức 9.987 tỷ đồng. Tài sản dài hạn chiếm phần lớn (72%) với giá trị cuối kỳ lên đến 7.200 tỷ đồng. Đáng chú ý, Biwase đã đầu tư thêm gần 500 tỷ đồng vào công ty liên doanh, liên kết và đơn vị khác.

Tương ứng, nợ vay tài chính cuối kỳ cũng tăng 438 tỷ đồng so với đầu năm 2022, lên hơn 4.000 tỷ đồng, chiếm hơn 40% tổng tài sản. Trong đó, nợ vay dài hạn chiếm 67% với số dư cuối kỳ gần 2.692 tỷ đồng. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của Biwase cũng tăng từ 3.925 tỷ đồng đầu năm lên mức 4.538 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2022, chủ yếu đến từ khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng hơn 350 tỷ đồng.

Những điều cần biết về cháy tài khoản chứng khoán, nguyên nhân dẫn đến cháy tài khoản chứng khoán

Khi tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán, cháy tài khoản chứng khoán là nỗi sợ lớn của nhà đầu tư. Vậy cháy ...

Điểm lại các giao dịch cổ phiếu đáng chú ý ngày 17/3/2023

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam điểm lại và gửi đến quý độc giả tin tức về các giao dịch cổ ...

Tự doanh "nhẹ tay" mua ròng phiên 17/3, tâm điểm gom cổ phiếu THI

Phiên giao dịch ngày 17/3, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 39,7 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường và 16 ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán