Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

(Banker.vn) Tin công nghiệp quốc phòng ngày 18/4: Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine qua lời nhận xét của chuyên gia quân sự người Mỹ Will Shriver.
Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Iskander được coi là vũ khí “sát thần” tại Ukraine; Ấn Độ thử nghiệm bom lượn nội địa là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay ngày 18/4.

Iskander được coi là vũ khí “sát thần” tại Ukraine

Chuyên gia quân sự người Mỹ Will Shriver khen ngợi hệ thống tên lửa Iskander của Nga.

Đăng tải tên trang cá nhân trên mạng xã hội X, chuyên gia Shriver cho biết, quân đội Nga có khả năng bắn hạ mọi loại tên lửa của đối phương và giờ đây quan điểm đó đã trở thành bình thường. Tên lửa Iskander của Nga đã trở thành một 'bước ngoặt' ấn tượng.

Will Shriver đã chỉ ra, tên lửa Iskander đã làm thay đổi tiến trình xung đột ở Ukraine, đối lập chúng với tên lửa đạn đạo ATACMS mà theo ông là ‘thất bại đáng xấu hổ’.

Được định danh là vũ khí tấn công cấp chiến thuật, tổ hợp tên lửa Iskander-M có thể khai hỏa vào 2 mục tiêu khác nhau trong vòng 1 phút. Đạn tên lửa Iskander-M nặng 3,8 tấn và mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 480kg. Điểm đặc biệt của dòng tên lửa này là khả năng bay không theo quỹ đạo thông thường nên rất khó bị đánh chặn và đạn tên lửa được điều khiển trong toàn bộ quá trình bay.

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine
Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M. Ảnh: Lenta

Iskander-M rất hiệu quả trong việc phá hủy các công trình quân sự cố định của đối phương như: Sân bay, kho tàng, trung tâm chỉ huy… Tầm bắn của tổ hợp này đạt từ 50 tới 500km. Mỗi xe phóng tên lửa Iskander-M thường mang theo 2 đạn tên lửa.

Dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M được quân đội Nga sử dụng rất tích cực tại cuộc xung đột Ukraine và được coi là loại vũ khí hiệu quả và lợi hại.

Để tăng cường khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa hiện đại của Ukraine được Mỹ và phương Tây hỗ trợ, quân đội Nga đã liên tục nâng cấp tổ hợp Iskander-M với nhiều thay đổi phù hợp.

Trong những hình ảnh mới nhất được quân đội Nga công bố, đạn tên lửa 9M723 của tổ hợp Iskander-M đã có nhiều thay đổi khác biệt.

Để tăng khả năng xuyên thủng lá chắn phòng thủ tên lửa của Ukraine, đạn tên lửa Iskander-M được trang bị mồi bẫy nhằm gây nhiễu và đánh lạc hướng hệ thống phòng không của đối phương.

Cùng với đó, hệ thống dẫn đường của tên lửa cũng được thay đổi để phù hợp với môi trường đối kháng điện tử mạnh và tăng độ chính xác khi tấn công mục tiêu. Mô đun dẫn đường vệ tinh của đạn tên lửa đã được lắp đặt bổ sung ở phần đuôi với kênh trao đổi dữ liệu được mã hóa.

Ấn Độ thử nghiệm bom lượn nội địa

Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo rằng, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) đã thử nghiệm thành công Bom lượn tầm xa Gaurav (LRGB) nội địa từ máy bay Su-30MKI.

Trong quá trình thử nghiệm, bom LRGB với cấu hình đầu đạn khác nhau đã được tích hợp vào một số điểm treo cứng dưới thân máy bay. Các cuộc thử nghiệm đã chứng minh khả năng tấn công mục tiêu mặt đất ở phạm vi khoảng 100km với độ chính xác cao.

Gaurav là loại bom lượn hạng nặng 1.000 kg được thiết kế và phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu Emirate (RCI), Cơ sở nghiên cứu và phát triển vũ khí và trường thử nghiệm tích hợp Chadinpur. Các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã có mặt tại sự kiện này.

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine
Ấn Độ thử nghiệm bom lượn LRGB trên máy bay Su-30MKI. Ảnh: Topwar

Việc phát triển loại đạn dược này được thực hiện với sự hỗ trợ của Adani Defence Systems & Technologies, Bharat Forge và các công ty khác.

Trung tâm Chứng nhận và Kiểm định hàng không quân sự (CEMILAC) và Tổng cục Đảm bảo chất lượng hệ thống máy bay (DGAQA) đã tham gia chứng nhận bom trên không.

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, việc phát triển Gaurav sẽ tăng cường đáng kể năng lực của lực lượng vũ trang nước này. Các cuộc thử nghiệm được tiến hành mở đường cho việc Không quân Ấn Độ đưa loại đạn dược này vào sử dụng.

Xuất hiện hình ảnh mới về máy bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc

Những người chứng kiến ​​một lần nữa đã chụp được ảnh máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, hiện đang được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương (SAC) phát triển.

Những bức ảnh chất lượng cao đã được kênh Telegram AviaNews đăng tải cho thấy, máy bay mới được gọi là J-XDS hoặc J-50 có bộ phận càng đáp 3 bánh, cửa hút khí và vòi phun động cơ.

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine
Máy bay chiến đấu J-XDS của Trung Quốc. Ảnh: AviaNews

AviaNews cho biết: "Có thể cho rằng, máy bay đã hoặc sẽ được trang bị động cơ thay đổi vector lực đẩy. Loại động cơ này đã được giới thiệu tại triển lãm ở Chu Hải năm 2022".

Đầu tháng 4/2025, tờ Izvestia cho biết, máy bay thế hệ mới của Trung Quốc với tên gọi J-36, là máy bay tấn công được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và trên biển.

Cùng tháng đó, một đoạn video trực tuyến cho thấy cảnh hạ cánh của J-36. Nó được trang bị khung gầm cánh bay với thiết kế khí động học tương đồng với máy bay tiêm kích-bom Su-34 của Nga.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục