BCTC được Tập đoàn Mai Linh công bố là phiên bản rút gọn không kèm thuyết minh báo cáo tài chính.
Cụ thể, doanh thu thuần của công ty năm 2022 đạt 1.647 tỷ đồng, tăng 54,8% so với năm 2021. Lợi nhuận gộp về bán hàng đạt mốc 416,4 tỷ đồng, gấp 4,6 lần năm ngoái.
Trong năm 2022, chi phí tài chính của doanh nghiệp giữ nguyên còn chi phí bán hàng tăng nhẹ 8,8%. Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận 337,8 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm ngoái.
Sau khi trừ đi các khoản chi phí, Tập đoàn Mai Linh ghi nhận mức lỗ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 96,7 tỷ đồng. Năm 2021, doanh nghiệp cũng lỗ thuần tới 364,8 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhờ khoản 104,9 tỷ đồng đến từ lợi nhuận khác, Tập đoàn Mai Linh ghi nhận lợi nhuận sau thuế 1 tỷ đồng trong năm 2022. Năm trước, đơn vị vận tải này lỗ tới 271,5 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên công ty này thoát lỗ kể từ năm 2018.
Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Mai Linh năm 2022. |
Tài sản ngắn hạn ghi nhận mức 1.843,8 tỷ đồng, chiếm 44,6% tổng tài sản. Đáng lưu ý, phần lớn tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu với 1.723,6 tỷ đồng, chiếm 93,5%. Trong đó tỷ trọng lớn nhất thuộc về phải thu ngắn hạn khác.
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp thời điểm cuối năm ngoái đạt mức 2.291,6 tỷ đồng, chiếm 55,4%. Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản dài hạn gồm tài sản cố định với 1.098,7 tỷ đồng (tương đương 47,9%), tài sản dài hạn khác với 666 tỷ đồng (tương đương 29%).
Thời điểm cuối năm ngoái, nợ phải trả của doanh nghiệp ghi nhận mức 4.042,1 tỷ đồng, giảm 3% so với hồi đầu năm. Nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu trong cơ cấu nợ với mức 2.803,9 tỷ đồng, chiếm 69,4%.
Trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ ghi nhận vỏn vẹn 93,3 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022. Thậm chí thời điểm đầu năm, Tập đoàn Mai Linh có ghi nhận vốn chủ sở hữu âm 21 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc Mai Linh có khoản lỗ lũy kế lên tới 1.420,6 tỷ đồng, ăn mòn vào 1.246,7 tỷ đồng của phần vốn góp chủ sở hữu.
Năm 2022, Mai Linh chính thức thoát lỗ sau 4 năm. |
Tại thời điểm 31/12/2022, Tập đoàn Mai Linh hiện có tổng tài sản 4.135 tỷ đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nợ phải trả chiếm tỷ trọng áp đảo gần 98%. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu - một trong những chỉ tiêu đo lường sức mạnh tài chính của doanh nghiệp - lên đến 43 lần.
Được biết, trong thư gửi đối tác hồi đầu năm, ông Hồ Huy, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh, cho biết giai đoạn khó khăn nhất đã qua và công ty đã bắt nhịp trở lại, đẩy mạnh mọi hoạt động kinh doanh nhưng kết quả cho thấy là chưa đủ. Công ty chưa xóa sổ khoản lỗ cộng dồn của 4 năm trước lên đến 1.390 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp được coi là “kỳ phùng địch thủ” của Taxi Mai Linh là Vinasun đã cho thấy sự trở lại mạnh mẽ khi vào quý I/2022, Vinasun đã cắt đứt chuỗi 8 quý thua lỗ liên tiếp với khoản lãi 12,4 tỷ đồng. Lý giải cho kết quả kinh doanh tích cực này, ban lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng việc đại dịch COVID-19 được khống chế, các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế được khôi phục là yếu tố chính dẫn đến sự phục hồi của Vinasun.
Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của Vinasun đạt 1.089 tỷ đồng, tăng 125% so với 2021, đa số nguồn thu vẫn đến từ dịch vụ vận tải bằng taxi (chiếm 80%), kế đó là nguồn thu từ vận tải hành khách khác (chiếm 17%), phần còn lại là các dịch vụ khác.
Công ty lãi sau thuế 185 tỷ đồng, cải thiện mạnh mẽ so với mức lỗ năm ngoái là 277 tỷ. Trên kế hoạch năm, Vinasun đã vượt 70% chỉ tiêu doanh thu và vượt 585% mục tiêu lợi nhuận.
Tập đoàn Mai Linh bãi nhiệm CEO người Úc sau chưa đầy 7 tháng nhận chức Ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Mai Linh (OTC - Mã: MLG) vừa ký quyết định "miễn nhiệm nhân sự" với ông ... |
Taxi Mai Linh lỗ đậm 185 tỷ đồng, nâng tổng lỗ luỹ kế lên hơn 1.200 tỷ đồng Mai Linh không chỉ chịu áp lực cạnh tranh từ các hãng taxi công nghệ, mà còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 ... |
Mai Linh Đà Nẵng bị cưỡng chế tài khoản để thu thuế Ngoài khoản nợ kéo dài dẫn đến bị Cục Thuế Đà Nẵng cưỡng chế tài khoản, Mai Linh Đà Nẵng cũng lọt danh sách các ... |
Phúc Lâm
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|