Tài khoản tiết kiệm có thể bị phong tỏa trong những trường hợp nào?

(Banker.vn) Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư an toàn, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các trường hợp tài khoản tiết kiệm bị phong tỏa. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và tài sản của khách hàng. Vậy cần lưu ý gì để bảo vệ chính mình.

Theo quy định của pháp luật, việc tài khoản tiết kiệm bị phong tỏa thường nhằm mục đích ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, hỗ trợ quá trình điều tra, xét xử, hoặc giải quyết các vụ việc liên quan đến chủ sở hữu tài khoản. Ngoài ra, đối với các khách hàng sử dụng tài khoản tiết kiệm làm tài sản đảm bảo để vay thế chấp hoặc mở thẻ tín dụng, ngân hàng cũng sẽ tiến hành phong tỏa tài khoản tiết kiệm cho đến khi khách hàng hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính liên quan.

Tài khoản tiết kiệm có thể bị phong tỏa trong những trường hợp nào?
Theo quy định của pháp luật, việc tài khoản tiết kiệm bị phong tỏa thường nhằm mục đích ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, hỗ trợ quá trình điều tra, xét xử, hoặc giải quyết các vụ việc liên quan đến chủ sở hữu tài khoản (Hình minh họa)

Mỗi ngân hàng có các quy định riêng về tiền gửi tiết kiệm, bao gồm lãi suất, thủ tục gửi tiền, chi trả lãi, rút trước hạn, phong tỏa tài khoản tiết kiệm,... nhưng đều phải tuân thủ theo quy định chung của pháp luật. Để hiểu rõ hơn, khách hàng có thể tham khảo quy định về phong tỏa tài khoản tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nam Á Bank. Theo đó, ngân hàng có quyền phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trong các trường hợp sau:

Khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Khi có văn bản yêu cầu từ khách hàng hoặc tất cả khách hàng (đối với tiền gửi tiết kiệm chung).

Khi khách hàng sử dụng khoản tiền gửi trên sổ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm.

Khi có thông báo bằng văn bản, điện thoại, hoặc hình thức liên lạc khác được Nam Á Bank chấp nhận về việc sổ tiết kiệm bị mất từ khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng.

Khi có văn bản của một trong các khách hàng (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) yêu cầu phong tỏa với lý do có tranh chấp về tiền gửi tiết kiệm chung.

Thủ tục yêu cầu phong tỏa được thực hiện theo quy định của Nam Á Bank tại thời điểm phong tỏa. Trong quá trình phong tỏa, tiền gửi tiết kiệm bị kiểm soát chặt chẽ và chỉ được giải tỏa khi việc phong tỏa chấm dứt. Nếu tiền gửi tiết kiệm bị phong tỏa một phần, số tiền không bị phong tỏa vẫn có thể sử dụng bình thường. Đặc biệt, tiền gửi tiết kiệm bị phong tỏa vẫn tiếp tục được hưởng lãi suất đã thỏa thuận, và số tiền lãi phát sinh cũng sẽ tự động bị phong tỏa cùng với khoản tiền gốc, trừ khi có quy định khác trong văn bản yêu cầu phong tỏa.

Việc phong tỏa tài khoản tiết kiệm chấm dứt khi: Kết thúc thời hạn phong tỏa theo thỏa thuận giữa khách hàng, tất cả khách hàng (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và Nam Á Bank; Khách hàng hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng sổ tiết kiệm; Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và được Nam Á Bank chấp thuận.

500 triệu gửi tiết kiệm tại BIDV: Nên chọn kỳ hạn nào để tối ưu lợi nhuận?

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng luôn được xem là một kênh đầu tư an toàn, giúp bảo toàn vốn và mang lại khoản lợi ...

Lãi suất TPBank mới nhất tháng 1/2025: Gửi tiết kiệm 100 triệu đồng sinh lời thế nào?

Ngân hàng Thương mại CP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố biểu lãi suất tiết kiệm tháng 1/2025, giữ nguyên mức lãi suất so với ...

Đại Dương

Đại Dương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục