Kết thúc phiên ngày 19/7 đa số các cửa hàng vàng tại Hà Nội giữ giá vàng 9999 gần như không đổi ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Tại Hà Nội:
DOJI niêm yết mua vào - bán ra: 56,85 triệu đồng/lượng - 57,55 triệu đồng/lượng.
SJC niêm yết mua vào - bán ra: 56,90 triệu đồng/lượng - 57,57 triệu đồng/lượng.
Tại Sài Gòn:
Doji niêm yết mua vào - bán ra: 56,80 triệu đồng/lượng - 57,45 triệu đồng/lượng.
SJC niêm yết mua vào - bán ra: 56,90 triệu đồng/lượng - 57,58 triệu đồng/lượng.
Đêm ngày 19/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.812 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.814 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 19/7 thấp hơn khoảng 4,4% (83 USD/ounce) so với cuối năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,2 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 19/7.
Giá vàng trên thị trường quốc tế bật tăng trở lại cho dù đồng USD vẫn treo cao. Sức cầu đối với vàng ở mức cao và xu hướng của mặt hàng này đã thay đổi.
Mở cửa phiên sáng đầu tuần trên thị trường châu Á, vàng giảm giá do đồng USD tăng mạnh và chấm dứt chuỗi 4 ngày tăng liên tiếp. Tuy nhiên, sức cầu đối với mặt hàng kim loại quý đã tăng trở lại.
Phân tích kỹ thuật cho thấy, vàng chuyển sang xu hướng tăng giá nhiều hơn. Nhiều tổ chức đã chuyển từ bán khi vàng vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce sang thành mua khi vàng xuống dưới ngưỡng 1.800 USD/ounce.
Giá cả hàng hóa trên thế giới tiếp tục tăng. Và đây là một yếu tố hỗ trợ đối với vàng.
Mỹ vừa công bố doanh số bán lẻ trong tháng 6 tăng 0,6%, mạnh hơn so với dự báo của các nhà kinh tế. Các nhà kinh tế cho rằng, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 6 sẽ giảm 0,4%.
Vàng tăng giá trở lại trong bối cảnh chứng khoán châu Á đồng loạt đi xuống phiên đầu tuần. Giới đầu tư lo ngại về lạm phát và sự lan rộng của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu với sự phát triển của biến thể Delta. Sự hoài nghi về triển vọng phục hồi của nền kinh tế thế giới gia tăng.
Gần đây, nhiều nước đã quyết định nới lỏng các hạn chế liên quan đến dịch Covid-19. Điều này làm nhiều thị trường chứng khoán lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, sự lan rộng của biến thể Delta đang khiến tình hình xoay chiều, khi số ca mắc Covid-19 tại nhiều quốc gia tăng cao trở lại.
Ông Colin, chuyên gia phân tích ngoại hối độc lập nhận định: “Lạm phát của Mỹ tiếp tục tăng mạnh, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa sớm siết chặt tiền tệ, sẽ khiến cho vàng trở nên hấp dẫn hơn dưới con mắt của các nhà đầu tư, vì chi phí cơ hội nắm giữ vàng tiếp tục duy trì ở mức siêu thấp cho tới tận năm sau”.
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, giá vàng chưa thể tăng liên tục trong ngắn hạn, mà có thể điều chỉnh, củng cố trong bối cảnh nhu cầu vàng vật chất vẫn chưa tăng mạnh trở lại, trong khi nhu cầu đầu tư chưa thực sự bền vững.
Do vậy, các nhà đầu tư nên tranh thủ nhịp điều chỉnh của giá vàng trong ngắn hạn để mua vàng cho mục đích đầu tư dài hạn.
Cũng theo ông Colin, đại dịch Covid-19 ngày càng sinh ra nhiều biến thể mới, trong khi vaccine được triển khai chậm. Hơn nữa, vaccine cũng chỉ có tỷ lệ phòng ngừa ở mức độ nhất định đối với các biến thể mới, như Delta…
Do đó, đại dịch này có thể sẽ còn kéo dài và các ngân hàng trung ương, nếu có kế hoạch thắt chặt tiền tệ, cũng sẽ rất thận trọng. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho đà tăng giá vàng trong bối cảnh lạm phát đang tăng mạnh với sự hậu thuẫn thêm của giá dầu thô có xu hướng tăng cao.
Về dài hạn, giá kim loại quý vẫn được nhiều chuyên gia nhận định sẽ tiến tới mức 2.000 USD/ozunce.
Minh Phương
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|