Giá thép hôm nay 22/7/2021: Tiếp tục đi xuống

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 10h30 ngày 22/7 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 72 nhân dân tệ xuống mức 5.515 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát. Giá sản phẩm phẳng của châu Âu đã bị đình trệ vào đầu tháng 7 này, trong đó giá trị giao dịch thép cuộn trung bình chỉ đăng ký mức tăng euro một chữ số.

Giá thép Thượng Hải

Trong bối cảnh đó, việc gia hạn các biện pháp tự vệ của Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã làm giảm sức hút của các đề nghị nhập khẩu.

Hoạt động mua hàng đã chậm lại khi kỳ nghỉ hè đến gần. Các nhà phân phối và trung tâm dịch vụ đang xem xét giữ lại lượng hàng dự trữ hợp lý và có thể trì hoãn các yêu cầu mua hàng.

Việc mở các kỳ hạn hạn ngạch mới vào ngày 1/7 đã dẫn đến dòng chảy vật liệu được thông quan tại các cảng châu Âu, khiến nhập khẩu thép cuộn cán nóng của Ấn Độ vào EU đã xấp xỉ gấp đôi giới hạn hạn ngạch.

Trong khi đó, tình trạng thiếu sản phẩm phẳng ở châu Âu vẫn tồn tại. Sản lượng bị gián đoạn tại một số nhà máy lớn ở châu Âu sau khi các nhà máy này nâng cấp cơ sở hạ tầng hoặc có nguồn tài chính không chắc chắn.

Song, ngành công nghiệp ô tô, vốn phát triển chậm lại do thiếu chất bán dẫn, hiện đang chứng kiến sự phục hồi. Nhu cầu từ lĩnh vực này được dự báo sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm nay.

Trong tháng 7 và tháng 8, các nhà máy sẽ tiến hành các chương trình bảo trì theo kế hoạch. Việc quyết định ngừng hoạt động trong thời điểm khan hiếm nguồn cung thép đã làm dấy lên những lo ngại trên thị trường.

Việc đóng cửa này sẽ kéo dài thêm thời gian giao hàng của các nhà máy thép. Lịch sản xuất cho quý III và quý IV được báo cáo là gần như đã được đặt sẵn. Một số nhà sản xuất thép thậm chí đã đưa ra ngày sản xuất vào đầu năm 2022.

Hiện tại, giá nhập khẩu và thời gian giao hàng đang có sự tương ứng với giá sẵn có từ các nhà sản xuất trong nước. Một số thị trường còn nhận được ưu đãi như Việt Nam, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, rủi ro về việc áp thuế tự vệ 25% hoặc giữ hàng hóa tại cảng trong ba tháng đã hạn chế quyền lợi của khách hàng. Các loại thuế xuất khẩu tiềm năng ở Trung Quốc và sắp áp dụng ở Nga cũng là yếu tố cản trở việc quá trình giao dịch các sản phẩm thép.

Trong tháng 6, xuất khẩu thép của Trung Quốc đạt 6,5 triệu tấn, tăng 23% so với tháng trước và tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đạt được bất chấp việc chính phủ loại bỏ các khoản giảm giá xuất khẩu.

Trước đó, vào tháng 5, Trung Quốc đã tuyên bố bãi bỏ việc giảm giá để hạn chế xuất khẩu và hạ giá thép. Tuy nhiên, động thái này lại dẫn đến tác động không mong muốn. Giá nội địa của Trung Quốc tăng trở lại trong tháng 7, với giá thép giao ngay tăng 7%.

Tuy thuế xuất khẩu có thể làm tăng giá thép trong khu vực do nguồn cung bị thắt chặt nhưng sẽ lại có lợi cho các công ty thép Ấn Độ. Việc Trung Quốc áp thuế xuất khẩu thép sẽ giúp doanh thu của các nhà sản xuất thép Ấn Độ tăng cao.

Tiêu thụ thép của Trung Quốc trong tháng 6 giảm xuống dưới 1% so với một năm trước đó, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020. Tình trạng này cũng đã thúc đẩy các nhà máy tăng cường xuất khẩu nhiều hơn.

Mặc dù xuất khẩu cao hơn nhưng sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 6 đã tăng 2,5% so với một năm trước đó. Song, theo ghi nhận, đây là mức tăng chậm nhất trong vòng một năm qua.

Các nhà máy thép của Việt Nam tiếp tục kích hoạt năng lực sản xuất mới

Trở lại năm 2020, mặc dù tình hình đại dịch mang lại nhiều thách thức cho thị trường, tuy nhiên, các nhà sản xuất thép Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng các nhà máy mới và mở rộng năng lực sản xuất hiện tại, một số doanh nghiệp thậm chí đã công bố các dự án mới của mình.

Quý I/2020, Tue Minh Steel của VAS Steel chính thức đi vào sản xuất thép dài, công suất 500,000 tấn/năm.

Cùng năm, Hòa Phát cũng khởi công dự án giai đoạn 2 tại tỉnh Quảng Ngãi, nâng công suất luyện gang thép lên 3 triệu tấn/năm và 4 triệu tấn/năm.

Theo ước tính của Tập đoàn Hòa Phát, nhu cầu thép cuộn cán nóng hiện tại của Việt Nam là 12 triệu tấn mỗi năm và tăng trưởng nhu cầu hàng năm vào khoảng 10%.

Hạ Vy

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán