Sóng ở nhóm cổ phiếu nào trong mùa BCTC quý 2?

(Banker.vn) Chuyên gia chứng khoán DSC dự báo, ngành chứng khoán sẽ là 1 trong những ngành có kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2 khi thanh khoản được cải thiện trong 3 tháng qua...

TTCK tháng 7 sẽ lình xình đi ngang nhưng về trung và dài hạn vẫn là hồi phục

Trong tuần cuối tháng 6, VN-Index chịu áp lực điều chỉnh về mức 1.120,18 điểm, giảm nhẹ -0,81% so với tuần trước. Tuy nhiên, trong tháng 6 VN-Index vẫn tăng khá mạnh 4,19% so với tháng 5 và tăng 5,22% trong quý 2, mức tăng khá tốt với thanh khoản cải thiện sau giai đoạn tích lũy kéo dài.

Sóng ở nhóm cổ phiếu nào trong mùa BCTC quý 2?
VN-Index trong tháng 7 cho thấy, trong 23 năm vận hành, VN-Index có 11 năm tăng điểm và 12 năm giảm điểm

Theo ông Tiền Quốc Việt - Trưởng phòng Phân tích & Nghiên cứu Công ty CP chứng khoán DSC, nguyên nhân thị trường điều chỉnh trong tuần cuối tháng 6, khi nhìn rộng hơn về khung thời gian thì chỉ số VN-Index đã ghi nhận đà tăng hơn 10% kể từ cuối tháng 4.

Như vậy nhịp tăng lần này kéo dài trong 2 tháng mà không có một nhịp điều chỉnh nào tới 2%. Đa số các mã cổ phiếu trên thị trường đều vượt các ngưỡng quan trọng như MA50, MA200 và tăng từ 10-50%, thậm chí có những mã lên tới 70-80% - thể hiện độ nóng nhất định của thị trường.

Bên cạnh đó, P/E của VN-Index cũng đang ở mức 13.3, đây không phải mức quá hấp dẫn về mặt định giá đối với chỉ số chung. Chúng ta cũng vừa đón nhận những số liệu về mặt kinh tế vĩ mô không quá tích cực như kỳ vọng và sớm bước vào thời điểm đón nhận kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp trên sàn.

Dù được kỳ vọng những gì tồi tệ nhất đã qua, tuy nhiên dòng tiền có sự thận trọng vào lúc này là hợp lý.

Ngoài những số liệu đó thì nhìn chung thị trường đang ở giai đoạn trũng thông tin, thiếu hụt động lực để đẩy mạnh chỉ số tiếp tục tăng điểm.

Biến động VN-Index tháng 7 và triển vọng thị trường trong nửa cuối năm 2023
Ông Tiền Quốc Việt - Trưởng phòng Phân tích & Nghiên cứu Công ty CP chứng khoán DSC

Thị trường chứng khoán trong tháng 7 thường diễn biến ra sao?

Bước sang tháng 7 - khoảng thời gian các doanh nghiệp niêm yết bắt đầu công bố báo cáo tài chính quý 2 và bán niên, đây là nguồn thông tin quan trọng có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.

Trong 23 năm vận hành của thị trường chứng khoán Việt Nam, thống kê lịch sử VN-Index cho thấy, có 11 năm tăng điểm và 12 năm giảm điểm trong các tháng 7. Thực tế, chỉ số chính có xác suất tăng điểm khá cao với 7/10 năm gần nhất khởi sắc, đặc biệt là chuỗi 5 năm tăng liên tiếp trong tháng 7 từ năm 2013 - 2017. Gần nhất, trong năm 2022, chỉ số đã ngược dòng tăng trở lại sau 2 năm giảm sâu 2020-2021.

Chuyên gia DSC nhận định, trong tháng 7/2023, thị trường sẽ có xu hướng đi ngang trong biên độ 1.120 – 1.140 điểm để đón nhận và thẩm thấu các dữ liệu về kết quả kinh doanh quý 2. Bên cạnh đó, diễn biến cổ phiếu sẽ theo chiều hướng phân hóa nhiều hơn là đồng pha. Đặc biệt với những doanh nghiệp có câu chuyện hồi phục rõ ràng, được hỗ trợ bởi yếu tố pháp lý và lợi nhuận cải thiện từ hoạt động kinh doanh chính.

Về thanh khoản, thị trường đang trong giai đoạn cơ cấu danh mục khi chưa có đà bán tháo cổ phiếu trên diện rộng. Dòng tiền vẫn đang luân chuyển giữa các nhóm ngành và các nhóm cổ phiếu đã có đà tăng tốt khi có yếu tố hỗ trợ tăng điểm.

Còn theo ông Nguyễn Anh Khoa - Trưởng phòng Phân tích - Nghiên cứu Chứng khoán Agribank (AGR), trong bối cảnh rủi ro thị trường ở mức thấp kết hợp với chính sách vĩ mô duy trì xu hướng nới lỏng, VN-Index sẽ tiếp tục tăng giá trong tháng 7 hướng về vùng 1.180 – 1.200 điểm.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý một số sự kiện có khả năng tác động đến diễn biến thị trường bao gồm kết quả kinh doanh bán niên dần được hé lộ với dự báo phân hóa và cuộc họp công bố lãi suất điều hành của FED diễn ra vào ngày 27/7.

Triển vọng các nhóm ngành trong tháng 7

Về triển vọng nhóm ngành trong tháng 7, chuyên gia chứng khoán DSC dự báo, ngành chứng khoán sẽ là 1 trong những ngành có kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2 khi thanh khoản được cải thiện trong 3 tháng qua.

Đà tăng của thị trường cũng giúp cho danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán có ghi nhận những khoản lợi nhuận tài chính lớn. Những yếu tố này sẽ giúp bức tranh kinh doanh có sự cải thiện rõ rệt vào quý 2. Bên cạnh đó, 1 số ngành xuất khẩu được hưởng lợi từ giá đầu ra tăng cao như Đường hay Gạo cũng sẽ ghi nhận kết quả tốt.

Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Anh Khoa cho rằng một số nhóm ngành có triển vọng khả quan như nhóm xây dựng khi các doanh nghiệp giảm áp lực trích lập dự phòng (đối với nhóm xây dựng dân dụng). Giá thép nội địa đã giảm mạnh so với cùng kỳ và lượng đơn trúng thầu được cải thiện từ năm ngoái sẽ bắt đầu đi vào hạch toán doanh thu trong năm nay.

Nhóm nhựa cũng khả quan hơn khi các doanh nghiệp vẫn còn tận dụng nguồn hạt nhựa tồn kho giá thấp để đưa vào sản xuất, giúp lợi nhuận duy trì mức cao.

Nhóm ngành hàng không – du lịch được dự báo tiếp tục có sự cải thiện trong quý 2 so với mức nền rất thấp của cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng khách hồi phục.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý triển vọng kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp nhiều khả năng đã phản ánh vào giá trước. Do đó, nhà đầu tư nên xem xét kỹ mức giá cổ phiếu tại thời điểm mua, ưu lựa chọn các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh kỳ vọng cải thiện trong nửa cuối năm để giải ngân.

Các biện pháp hỗ trợ sẽ thẩm thấu và hiệu quả rõ nét trong nửa cuối 2023

Thị trường chứng khoán vốn phản ánh những kỳ vọng và cả thực tế về nền kinh tế Việt Nam. Cơ hội của thị trường đến từ việc nền kinh tế đang được Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ và thúc đẩy để tăng trưởng trở lại (thông qua các chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng và tháo gỡ các khó khăn, pháp lý). Các biện pháp được kỳ vọng sẽ thẩm thấu và phản ánh độ hiệu quả rõ hơn trong nửa cuối năm 2023 và góp phần tạo yếu tố tích cực cho thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, yếu tố dòng tiền cũng sẽ góp phần đem lại cơ hội cho thị trường chứng khoán, khi lãi suất huy động có mức giảm đáng kể so với cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Ngoài ra, một lượng tiền gửi kỳ hạn 6 tháng với lãi suất cao vừa đáo hạn có thể là nguồn cung tiền mới cho thị trường trong ngắn hạn. Về dài hạn với sự hạ nhiệt của kênh tiền gửi thì sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho kênh đầu tư sinh lời khác như chứng khoán.

Song, thị trường chứng khoán sẽ đối mặt với những rủi ro nếu như kỳ vọng về mặt vĩ mô hay về bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp trên sàn nói không đi đúng hướng. Những yếu tố như suy thoái từ các thị trường thế giới có thể tác động khi Việt Nam khi là 1 nền kinh tế mở.

Mặt khác, nội tại Việt Nam cũng vẫn đang còn tồn đọng những “nhức nhối” như nhu cầu tiêu dùng, tín dụng yếu hay sự ảm đạm của khối bất động sản, xây dựng.

Góc nhìn CTCK phiên 4/7: Thị trường biến động trong vùng 1.120 – 1.130 điểm

Thị trường biến động hẹp trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế quý 2/2023 lần lượt được công bố. VN-Index đóng cửa tăng 0,47% ...

TTCK tháng 7 sẽ lình xình đi ngang nhưng về trung và dài hạn vẫn là hồi phục

Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và Chiến lược thị trường KBSV cho rằng, ở thời điểm hiện tại với ...

Mặt bằng lãi suất giảm, cổ phiếu nhóm ngành nào được hưởng lợi?

Các nhà băng được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tiếp tục triển khai các biện pháp giảm mặt bằng lãi suất, thị trường chứng ...

Hồng Quân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán