Shopee cho người mua hủy đơn hàng khi “đang giao”, người bán “bức xúc”

(Banker.vn) Shopee cho người mua hủy đơn hàng ở trạng thái “đang giao”, việc này khiến người bán bức xúc và cho rằng người mua hàng đang được ưu ái, gây khó cho người bán.
Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 2): ‘‘Quả bóng’’ tới chân ngành Thuế Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 3): Cần thanh tra toàn diện Shopee Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử Shopee vừa cho ra mắt tính năng mới, cho phép người mua có thể yêu cầu hủy đơn hàng ở trạng thái “đang giao” áp dụng đối với một số người bán nhất định tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ ngày 20/6.

Cụ thể, Shopee cho phép người mua hàng có thể hủy đơn khi: Đơn hàng được giao thành công cho đơn vị vận chuyển; đơn hàng đang trên đường tới trạm giao hàng. Tuy nhiên, với trạng thái đơn hàng đã được giao tới trạm giao hàng thì người mua không thể hủy đơn hàng được nữa.

Shopee cho người mua hủy đơn hàng khi “đang giao”, người bán “bức xúc”
Shopee cho người mua hủy đơn hàng khi “đang giao”

Theo Shopee, việc này giúp người bán giảm thiểu rủi ro khi người mua không nhận hàng và phát sinh trả hàng hoàn tiền, rút ngắn thời gian chờ nhận hàng hoàn trả nhờ khả năng ngừng giao hàng kịp thời, đồng thời mang lại trải nghiệm tối ưu cho người mua.

Tuy nhiên, chính sách được cho là “giảm thiểu rủi ro” cho người bán và có phần “ưu tiên” cho người mua này khiến nhiều nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee phản ứng.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt (bán hàng mỹ phẩm tại Hà Nội) cho rằng, với tính năng này người bán sẽ tốn thêm nhiều chi phí bởi tỷ lệ đơn hàng không thành công và bị hoàn về sẽ tăng cao dẫn đến tăng chi phí quản lý bán hàng. Trong khi đó, bán hàng online ngày càng cạnh tranh, dẫn đến lợi nhuận rất thấp.

“Vừa nâng thời gian được trả hàng miễn phí cho người mua lên mức tối đa 15 ngày hồi tháng 3, nay Shopee lại cho hoàn trả khi đang giao hàng. Người bán chúng tôi đang gánh quá nhiều rủi ro khi bán hàng trên Shoppe. Thậm chí, tôi có cảm giác Shopee ngày càng chèn ép chúng tôi” - chị Nguyệt bức xúc nói.

Tương tự, chị Thu Quỳnh (bán hàng đồ ăn vặt tại Hà Nội) cho biết, đã bán hàng trên Shoppe 5 năm nay, mỗi tháng cửa hàng chị có hàng nghìn đơn hàng, với chính sách mới này của sàn ngoài việc phải kiểm soát đơn trả hàng hoàn tiền, cửa hàng còn phải quản lý thêm đơn hàng hủy trên đường vận chuyển.

“Mặc dù sàn sẽ phối hợp với đơn vị vận chuyển để xem xét yêu cầu hủy đơn nhưng người bán chúng tôi vẫn là chủ thể chính quản lý để tránh thất thoát hàng hóa trong quá trình hủy, đổi trả nên sẽ tốn thêm nhiều chi phí” - chị Quỳnh bày tỏ.

Là thành viên hạng vàng của Shopee, chị Nhật Hà ở Tây Hồ (Hà Nội) thẳng thắn, chính sách này có lợi cho thành viên nhưng đúng là "hơi khó" cho người bán. Có không ít người mua đặt hàng trong trạng thái tâm lý "mua cho vui" và khi tỉnh táo lại quyết định hủy đơn sẽ khiến người bán mất công nhập hàng, đóng gói.

các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trên Shopee đã tăng mạnh khoảng trên 30 tấn/ngày
Doanh thu bán hàng trên Shopee đạt 53.740 tỷ đồng, chiếm 67,9% thị phần trong “bộ tứ” sàn bán lẻ trực tuyến đa ngành lớn nhất Việt Nam

Theo các chuyên gia, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu như giai đoạn 2016 - 2018, bất kỳ doanh nghiệp nào chuyển hướng lên sàn cũng dễ dàng có được lợi nhuận thì vài năm trở lại đây, khi các sàn mua sắm trực tuyến điều chỉnh luật chơi và người dùng cũng sành sỏi hơn thì những doanh nghiệp, nhà bán hàng trụ lại đều phải có chiến lược bài bản, rõ ràng.

Với chính sách cho phép người mua có thể yêu cầu hủy đơn hàng đang trong quá trình vận chuyển, với những shop lớn, họ sẽ phải sắp xếp thêm người làm nhiệm vụ quản lý đơn hàng. Ngoài ra, khi hoàn tất đóng gói và giao đơn vị vận chuyển, shop phải có phần mềm bán hàng để quản lý giao hàng nhằm tránh thất thoát hàng hóa.

Hơn hết, “từ năm 2023, sự phát triển mạnh mẽ của những hình thức mua sắm mới điển hình như livestream đã đem lại doanh thu khổng lồ cho những nhà bán hàng thương mại điện tử chuyên nghiệp. Livestream là cuộc chơi của cảm xúc, giải quyết được tất cả băn khoăn của khách hàng khi mua sắm trực tuyến như được ngắm nhìn sản phẩm và nhận tư vấn trực tiếp nhanh chóng bởi người bán. Việc mã giảm giá được đưa ra liên tục theo từng thời điểm khiến người mua càng có quyết định “chốt đơn” nhanh hơn. Vì vậy các nhà bán hàng phải thay đổi” - vị chuyên gia phân tích.

Báo cáo toàn cảnh thị trường bán lẻ trực tuyến 2023 của Metric cũng cho thấy, trong năm 2023, có hơn 105.000 nhà bán hàng trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo rời khỏi thị trường do tính cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.

Theo thống kê của nền tảng phân tích dữ liệu thị trường thương mại điện tử YouNet ECI, vào quý I/2024, doanh thu bán hàng trên Shopee đạt 53.740 tỷ đồng, chiếm 67,9% thị phần trong “bộ tứ” sàn bán lẻ trực tuyến đa ngành lớn nhất Việt Nam gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki.

Shopee tại Việt Nam có hơn 7.000 thương hiệu và các nhà phân phối, bán hơn 300 triệu sản phẩm. Top 5 ngành hàng có doanh thu lớn nhất trên sàn này quý trước theo thứ tự là: Thời trang - phụ kiện; làm đẹp; nhà cửa - đời sống, công nghệ và đồ gia dụng.

Trong khi vẫn thống trị thị trường thì các thứ hạng còn lại trong “bộ tứ” được phân chia cho TikTok Shop nhanh chóng chiếm vị trí thứ hai và dần bỏ xa Lazada. Quý trước, doanh thu trên TikTok Shop ước khoảng 18.360 tỷ̉ đồng, chiếm 23,2% thị phần, trong khi Lazada chỉ còn chiếm 7,6%, khoảng 6.030 tỷ đồng và Tiki là 997 tỷ đồng, chiếm 1,3%.

Duy Minh

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục