Sau khi lập đỉnh trên sàn Mỹ, cổ phiếu VFS quay đầu giảm mạnh

(Banker.vn) Sau đà tăng mạnh trong thời gian cuối tháng 8, cổ phiếu VFS bất ngờ giảm mạnh và tiếp tục dò đáy trong phiên giao dịch hôm qua. Như vậy, tính từ vùng đỉnh, cổ phiếu VFS đã giảm tới gần 80%.

Kết thúc phiên giao dịch 7/9, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 57,54 điểm, tương đương 0,17% lên vùng 34.500,73 điểm. Nasdaq giảm 0,89%, S&P 500 tăng 0,32%. Đánh giá 1 cách tổng quan, chỉ số Dow Jones bắt đầu ghi nhận phiên hồi phục đầu tiên sau chuỗi giảm 3 ngày liên tiếp.

Sau khi lập đỉnh trên sàn Mỹ, cổ phiếu VFS quay đầu giảm mạnh
Diễn biến cổ phiếu VFS. Nguồn: Investing.

Đáng chú ý, trong phiên giao dịch hôm qua, cổ phiếu VFS lại tiếp tục dò đáy. Suốt phiên VFS tạo nên nhiều “quãng” đi ngang. Kết phiên, VFS giảm 26,57%, về mức gần 18USD/cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hoá Vinfast còn hơn 42 tỷ USD. Như vậy, tính từ vùng đỉnh, cổ phiếu VFS đã giảm tới gần 80%.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu VIC cũng có diễn biến tiêu cực giống VFS. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, VIC đóng cửa trong sắc đỏ với thanh khoản tương đối lớn, ghi nhận giá đóng cửa tại mốc 60.800 đồng. Tính trong vòng 10 phiên liên tiếp, khối ngoại đã bán ròng hàng trăm tỉ đồng tại cổ phiếu này.

VinFast từng đứng ở vị trị top 3 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá lớn nhất toàn cầu

Trước khi dò đáy trong giai đoạn hiện tại, cổ phiếu VFS đã từng "ở trên mây" chỉ trong hơn 10 ngà trước. Trong phiên giao dịch 28/8, cổ phiếu VFS bất ngờ bùng nổ với đà tăng tương đối bất ngờ. Hai ngày nghỉ cuối tuần dường như không thể khiến sức nóng của VFS hạ nhiệt khi mã này nhảy vọt lên mức 93 USD/cp. Cũng tại vùng giá cao kỷ lục này, áp lực chốt lời đã xuất hiện, khiến cổ phiếu VFS thoái lui xuống mức 76,5 USD.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian giao dịch còn lại, cổ phiếu của VinFast đã phục hồi, giao dịch quanh mức 82 – 83 USD/cp. Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần, cổ phiếu VFS đạt 82,35 USD/cổ phiếu, tăng 19,75% so với mức giá đóng cửa cuối tuần trước, xác lập phiên thứ 6 tăng điểm liên tiếp.

Với thị giá trên, vốn hoá VinFast đạt 191,23 tỷ USD. Với con số này, dù chưa thể vượt qua Toyota nhưng VinFast vẫn đang vững vàng ở vị trí top 3 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá thị trường lớn nhất toàn cầu. Giá trị của hãng xe điện của Việt Nam cao hơn gấp 2 lần giá trị của hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD.

Sau đà tăng “phi mã” của cổ phiếu VFS trong ngày 28/8, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng vùn vụt. Theo cập nhật của Forbes, tài sản của nhà sáng lập VinFast vừa có thêm 10,2 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng 18,29%. Với tổng tài sản ghi nhận ở mức 66 tỷ USD, ông Vượng đã leo lên vị trí thứ 16 trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes. Còn ở phạm vi châu lục, Chủ tịch Vingroup đang giữ vị trí á quân, chỉ xếp sau tỷ phú Mukesh Ambani (94,7 tỷ USD).

Vì đâu VinFast "đánh rơi" 84 tỷ USD vốn hoá?

Phiên 29/8 (giờ Mỹ) chứng kiến pha "quay xe" của cổ phiếu VFS, khiến đại gia xe điện VinFast đánh mất 83 tỷ USD vốn ...

Cổ phiếu chứng khoán "đua nhau" bứt tốc, VFS lập đỉnh lịch sử

Trên thị trường, nhóm cổ phiếu chứng khoán đã tăng mạnh cùng với sự vận động đi lên của VN-Index từ cuối tháng 4 đến ...

Vốn hóa VinFast (VFS) còn bao nhiêu sau hơn 2 tuần “ngao du trên đất Mỹ”?

Khoảng 20h30 ngày 15/8 (theo giờ Việt Nam), tại sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq (New York, Mỹ) đã diễn ra nghi thức rung chuông, ...

Hoàng Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục