Ra mắt và vận hành Trung tâm đào tạo điện tử chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

(Banker.vn) Trung tâm Đào tạo Điện tử Quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào vận hành và hoạt động.
Khánh thành Trung tâm đào tạo kỹ thuật và công nghệ cáp ngầm 3M Emirates đầu tư 135 triệu USD vào trung tâm đào tạo phi công mới

Sáng 25/3/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao và Công ty Cổ phần Tập đoàn Sun Electronics tổ chức Lễ ra mắt, đưa vào vận hành mô hình Trung tâm Đào tạo Điện tử Quốc tế (IETC). Đây là trung tâm đào tạo ngành công nghiệp điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Ra mắt và vận hành Trung tâm đào tạo điện tử chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
Ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, phát biểu tại buổi lễ ra mắt Trung tâm Đào tạo Điện tử Quốc tế

Trung tâm đào tạo điện tử quốc tế (IETC) được hình thành tại Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao thuộc Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, đây là một trong 03 khu công nghệ cao quốc gia, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, giao cho TP. Hồ Chí Minh quản lý, có nhiệm vụ góp phần trực tiếp vào phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn cho đất nước như các ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn.

Theo Huỳnh Tấn Bửu – Tổng giám đốc Công ty Sun Electronics, để góp phần đào tạo nhân lực trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm điện tử (Product Design) có năng lực phát triển các sản phẩm điện tử, vận hành các nhà máy điện tử có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Trước đó, vào tháng 12/2022, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã giao cho Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Sun Electronics (một công ty khởi nghiệp lĩnh vực điện tử do các chuyên gia người Việt tại Thung lũng Silicon (Hoa kỳ) và các doanh nhân trong nước đồng sáng lập) thành lập mô hình Trung tâm Đào tạo Điện tử Quốc tế (International Electronics Training Center (IETC).

Ra mắt và vận hành Trung tâm đào tạo điện tử chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Đại biểu thực hiện nghi thức khởi động Trung tâm điện tử Quốc tế - IETC

Theo đó, Trung tâm Đào tạo Điện tử Quốc tế đi vào hoạt động sẽ cung cấp: Các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn IPC (International Process Control), tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi bởi các tập đoàn công nghệ thế giới. Đồng thời cùng cấp các chương trình đào tạo quản lý, vận hành nhà máy sản xuất điện tử theo tiêu chuẩn IPC cũng như ác chương trình đào tạo thiết kế sản phẩm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế (Product Design).

Đáng chú ý, các chương trình đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Điện tử Quốc tế, do các chuyên gia người Việt Nam làm việc lâu năm ở các tập đoàn điện tử lớn ở Thung lũng Silicon (Hoa kỳ) thiết kế và trực tiếp giảng dạy. Đối tượng đào tạo của IETC là những kỹ sư đang làm việc tại doanh nghiệp, các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng, những doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực điện tử, vi mạch.

Phát biểu tại Lễ ra mắt trung tâm, ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - cho biết: Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ ngành công nghiệp điện tử và vi mạch bán dẫn luôn là một trong những định hướng ưu tiên của Việt Nam trong thời gian qua. Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách và hoàn thiện hành lang pháp lý nhăm tạo điều kiện cho việc ưu tiên đâu tư và phát triên các sản phâm công nghệ cao, trong đó có các sản phẩm vi mạch điện tử và chíp bán dẫn

Ra mắt và vận hành Trung tâm đào tạo điện tử chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Lễ ký kết hợp tác giữa Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP) và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC)

Theo ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phối hợp với các bộ, ngành bổ sung các ưu đãi đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, trong đó bao gôm cả các dự án sản xuất chíp trong các Luật Đầu tư và Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong lĩnh vực điện tử và vi mạch, trong nhiều năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phê duyệt triển khai các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ trong các chương trình trọng điểm cấp Nhà. Qua các nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, đội ngũ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam cũng đã từng bước nâng cao năng lực, làm chủ được một số công nghệ ĩnh vực này.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ sinh thái về nghiên cứu thiết vi mạch, ứng dụng vi mạch tại Việt Nam đã từng bước được hình thành. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định vị thế là địa phương tiện phong về phát triển công nghệ cao và các sản phẩm công nghệ cao, trong đó có các sản phẩm của công nghiệp điện tử và vi mạch bán dẫn.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn, với kinh nghiệm thực tiễn phong phú và vị thế là trung tâm kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ của cả nước, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đóng góp, cung cấp các luận cử cho việc hoàn thiện các chủ trương, cơ chế chính sách, nhất là đối với lĩnh vực phát triển công nghệ cao và thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đồng thời, đề nghị Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai có hiệu quả việc hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ để thúc đẩy Hệ sinh thải công nghiệp điện tử, vi mạch bản dẫn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận giữa Sun Electronics và Mediatek (một trong những công ty fabless hàng đầu của thế giới). Dịp này cũng diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP) và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), trong việc triển khai các chương trình đào, ươm tạo trong lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn nói riêng và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp nói chung.

Minh Khuê

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục