Quý thứ ba Xi măng VICEM Bút Sơn (BTS) không có lợi nhuận

(Banker.vn) Xi Măng Vicem Bút Sơn (BTS) vừa có quý thứ ba liên tiếp (từ quý IV/2022) không có lợi nhuận, khiến kế hoạch lãi sau thuế hơn 32 tỷ đồng năm 2023 càng trở nên xa vời.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty CP Xi Măng Vicem Bút Sơn (HNX: BTS), quý II/2023 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 689 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán giảm 6%, còn 650 tỷ đồng. Mức giảm giá vốn thấp hơn doanh thu nên biên lợi nhuận gộp giảm từ 13% cùng kỳ xuống còn 6%. Sau khấu trừ, lãi gộp còn 40 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ.

Quý thứ ba Xi măng VICEM Bút Sơn (BTS) không có lợi nhuận
Công ty CP Xi Măng VICEM Bút Sơn

Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính đạt 360 triệu đồng, tăng 14 lần so cùng kỳ. Chi phí tài chính hơn 24 tỷ đồng, tăng 88%, trong đó chi phí lãi vay gần 23 tỷ đồng, chiếm 94%.

Chi phí bán hàng hơn 16 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 27 tỷ đồng, giảm tương ứng 22% và 35% so cùng kỳ.

Kết quả, Xi măng VICEM Bút Sơn lỗ sau thuế hơn 17 tỷ đồng, cùng kỳ lãi gần 30 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp doanh nghiệp báo lỗ kể từ quý 4/2022.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, BTS đạt hơn 1.342 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lỗ sau thuế hơn 32 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 47 tỷ đồng.

Năm 2023, BTS đặt kế hoạch tổng doanh thu hơn 3.532 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện 2022; lãi sau thuế hơn 32 tỷ đồng, giảm 40%. Như vậy, 6 tháng đầu năm, BTS đã thực hiện được 38% chỉ tiêu tổng doanh thu, nhưng chưa có lợi nhuận.

BTS cho biết 6 tháng đầu năm 2023 được đánh giá là giai đoạn khó khăn nhất với ngành xi măng. Nhu cầu xi măng thấp, suy thoái kinh tế, bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các công trình, dự án chậm triển khai, thậm chí phải giãn, hoãn tiến độ do khó khăn về nguồn vốn, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm...

Ngoài ra, nguồn cung xi măng tiếp tục vượt xa cầu dẫn đến cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thị trường xuất khẩu xi măng, clinker chính gặp nhiều khó khăn. Sản lượng tiêu thụ xi măng quý II của doanh nghiệp giảm hơn 101 ngàn tấn so với cùng kỳ, khiến doanh thu sụt giảm là nguyên nhân chính dẫn đến lỗ quý II.

Các năm gần đây, BTS hoạt động không mấy hiệu quả. Lợi nhuận mỗi năm đều sụt giảm so với cùng kỳ. Ví dụ năm 2020, BTS đạt doanh thu 3.063 tỷ, giảm nhẹ so với 2019; tuy nhiên lợi nhuận gộp giảm 21,3% xuống còn 321 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm 70% xuống 17,3 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 17% kế hoạch năm.

Đây là năm đại dịch bùng phát dữ dội làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của BST. Cùng với đó, sức cạnh tranh trong ngành xi măng ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp phải gia tăng chính sách bán hàng để giữ vững thị phần tại các địa bàn tiêu thụ.

Tính đến ngày 30/06/2023, tổng tài sản BTS hơn 3.638 tỷ đồng, tăng 9% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, BTS nắm giữ chỉ 47 tỷ đồng tiền mặt.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh 136% với hơn 302 tỷ đồng, Giá trị hàng tồn kho gần 683 tỷ đồng, tăng 9%. Đáng chú ý, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng đột biến 291%, lên 394 tỷ đồng.

"Ông lớn" ngành nước báo lãi đột biến nhờ cổ tức từ công ty liên kết

Doanh thu tăng cộng thêm khoản tiền cổ tức nhận được từ công ty liên kết Biwase là động lực cho kết quả đi lên ...

Hóa chất Đức Giang (DGC) "nuốt trọn" một doanh nghiệp phốt pho 3 tháng tuổi ở Lào Cai

Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) vừa mạnh tay chi 635 tỷ đồng để mua lại toàn bộ vốn của ...

Doanh nhân Trầm Bê về cống hiến, Bệnh viện Triều An kinh doanh vẫn "lẹt đẹt"

Công ty CP Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An (OTC: TAH) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý II/2023 với ...

Đình Tư (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục