Quy định về mức trần các khoản thu của cơ sở giáo dục công lập ở Hà Nội

(Banker.vn) Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội quy định về mức trần các khoản thu của các cơ sở giáo dục công lập ở Hà Nội.
Hà Nội: Dự án chợ 2 tầng nằm mặt đường nghìn tỷ, gần 10 năm bỏ hoang gây lãng phí Hà Nội: Kiểm tra trên 35.000 cơ sở dịch vụ ăn uống, 15% cơ sở vi phạm Hà Nội: Cháy kèm tiếng nổ lớn, cột khói cao hàng chục mét

Ngày 29/3/2024, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục đào tạo tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.

Nghị quyết này quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) của thành phố Hà Nội.

Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND sẽ được áp dụng cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao); cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của thành phố Hà Nội.

Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin về thời điểm duyệt điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10 THPT.
Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục đào tạo tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (Ảnh minh họa)

Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) của thành phố Hà Nội được tự chủ quyết định các khoản chi để cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục.

Tuy vậy, mức thu phải đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; phải tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định của pháp luật về kế toán; mở sổ sách kế toán, sử dụng, quản lý chứng từ, tổ chức hạch toán, theo dõi riêng đảm bảo ghi nhận đầy đủ, chính xác doanh thu và phân bổ đầy đủ, chính xác chi phí đối với từng hoạt động; phải đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế và các khoản thu ngân sách khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo tài chính đúng, kịp thời với các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan theo quy định.

Mức trần của các khoản thu được quy định như sau: Dịch vụ tiền ăn của học sinh là không quá 35.000 đồng/học sinh/ngày đối với bữa trưa; 20.000 đồng/học sinh/ngày đối với bữa sáng.

Dịch vụ chăm sóc bán trú là không quá 235.000 đồng/học sinh/tháng.

Dịch vụ trang thiết bị phục vụ bán trú (công cụ, dụng cụ, vật dụng dùng chung và đồ dùng cá nhân phục vụ cho dịch vụ bán trú) là không quá 200.000 đồng/năm học đối với học sinh mầm non và không quá 133.000 đồng/năm học đối với học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở.

Dịch vụ học 2 buổi/ngày (đối với cấp học Trung học cơ sở) thu không quá 235.000 đồng/học sinh/tháng.

Dịch vụ nước uống học sinh thu không quá 16.000 đồng/học sinh/tháng.

Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa, không bao gồm tiền ăn) thu không quá 12.000 đồng/học sinh/giờ.

Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ, không bao gồm tiền ăn) thu không quá 96.000 đồng/học sinh/ngày.

Dịch vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống (do các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trực tiếp thực hiện) thu không quá 15.000 đồng/học sinh/giờ dạy.

Dịch vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá, bồi dưỡng bổ sung kiến thức các môn văn hóa (do các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trực tiếp thực hiện) được thu không quá 15.000 đồng/học sinh/giờ dạy.

Dịch vụ đưa đón trẻ, học sinh bằng ô tô thu không quá 10.000 đồng/học sinh/km.

Dịch vụ tiền ở của học sinh nội trú tại một số trường có khu nội trú (không bao gồm Trường Phổ thông dân tộc Nội trú) thu không quá 400.000 đồng/học sinh/tháng.

Thanh Minh

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục