Phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mô để khơi thông dòng vốn trên thị trường chứng khoán

(Banker.vn) Sau khi đăng tải loạt bài: "Giải pháp nào để tăng sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán, thu hút doanh nghiệp lên sàn”, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận nhiều ý kiến phản hồi của độc giả trong đó có các công ty chứng khoán là định chế trung gian quan trọng trên thị trường. Mới đây ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS) đã chia sẻ với phóng viên của Tạp chí về những lợi ích, thách thức của các doanh nghiệp khi lên sàn chứng khoán đồng thời kiến nghị giải pháp để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững.
Lợi ích và thử thách khi niêm yết lên sàn
Việc niêm yết lên sàn luôn là bài toán khó mà mỗi doanh nghiệp phải cân nhắc kĩ lưỡng, bởi nó chứa đựng cả cơ hội lẫn thách thức.

PV: Theo ông, việc doanh nghiệp lên giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán tập trung mang lại những lợi ích gì?

Ông Huỳnh Anh Tuấn: Thứ nhất, thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả. Tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giúp doanh nghiệp tăng trưởng vốn nhanh chóng từ việc phát hành cổ phiếu và mở rộng quy mô hoạt động.

Thứ hai, nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp. Mô hình quản trị của doanh nghiệp niêm yết phân tách giữa chủ sở hữu và ban điều hành. Từ đó đưa ra cơ chế giám sát và quản lý rõ ràng hơn, giúp cải thiện hoạt động kinh doanh, thu hút các nhân sự quản lý có chất lượng.

Thứ ba, khuyếch trương uy tín của doanh nghiệp. Muốn niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện khắt khe về tài chính, hiệu quả kinh và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Do đó, việc niêm yết trên sàn chứng khoán được xem là một thước đo chuẩn mực cho tính hiệu quả và minh bạch trong hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, cho cổ phiếu của doanh nghiệp được niêm yết qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu đối với nhà đầu tư.

Thứ năm, gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp. Xét về dài hạn, giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết đều tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết.

Phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mô để khơi thông dòng vốn trên thị trường chứng khoán
Ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS).

PV: Những thách thức nào doanh nghiệp sẽ gặp phải khi lên sàn thưa ông?

Ông Huỳnh Anh Tuấn: Trước hết là tốn kém chi phí cho việc niêm yết. Để chứng khoán có thể niêm yết được, doanh nghiệp phải thuê tư vấn, kiểm toán, hội họp, phí lưu ký, truyền thông...

Bên cạnh đó, quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp có thể bị đe doạ. Việc giao dịch chứng khoán khiến cơ cấu cổ đông thường thay đổi, dẫn đến sự biến đổi và bất ổn định trong quá trình quản lý cổ đông của doanh nghiệp và có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn.

Ngoài ra, doanh nghiệp niêm yết phải chịu nhiều nghĩa vụ về công bố thông tin về tình hình tài chính, doanh thu hay chiến lược phát triển và các ràng buộc khác.

PV: Gần đây có rất ít DN lên sàn chứng khoán, nhiều doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn lựa chọn đứng ngoài sàn. Dưới góc độ là định chế trung gian có chức năng tư vấn niêm yết, ông có thể cho biết nguyên nhân vì sao?

Ông Huỳnh Anh Tuấn: Nhiều doanh nghiệp có tâm lý không lên sàn chứng khoán vì muốn bảo vệ kết cấu vốn chặt chẽ, không muốn suy giảm quyền chủ động điều hành và tự quyết với doanh nghiệp, hoặc hạn chế rủi ro bị thâu tóm hay chi phối bởi đối thủ cạnh tranh qua thị trường chứng khoán.

Mặt khác, doanh nghiệp muốn tránh phải tuân thủ các điều kiện chặt chẽ áp dụng đối với doanh nghiệp niêm yết như việc phải công khai tình hình hoạt động của công ty để các đối thủ biết.

PV: Để thúc đẩy doanh nghiệp lên sàn chứng khoán tập trung, theo ông cần có giải pháp gì?

Ông Huỳnh Anh Tuấn: Việc niêm yết lên sàn luôn là bài toán khó mà mỗi doanh nghiệp phải cân nhắc kĩ lưỡng, bởi nó chứa đựng cả cơ hội lẫn thách thức.

Để tăng sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán, thúc đẩy doanh nghiệp lên sàn thì cần truyền thông các lợi ích, hạn chế và những thách thức mà doanh nghiệp niêm yết phải đối mặt khi tham gia niêm yết. Qua đó, chuẩn bị đầy đủ tâm thế sẵn sàng, tránh trường hợp nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ những quy định, khi trở thành doanh nghiệp niêm yết rồi lại bỡ ngỡ, chật vật với các quy định.

PV: Để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững, ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới, theo ông cơ quan quản lý cần có những giải pháp gì?

Ông Huỳnh Anh Tuấn: Tôi nghĩ cần phải cần triển khai các giải pháp sớm nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi và đồng thời tăng cường tính minh bạch cho thị trường, hạn chế các rủi ro hệ thống xảy ra và cần thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao để nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn.

Cần nâng cao chất lượng hàng hóa, phải đưa những doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng có cả quy mô vốn lớn, thương hiệu mang tầm quốc gia lên sàn.

Bên cạnh đó, là phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mô để khơi thông dòng vốn trên thị trường chứng khoán, đặt biệt là chính sách ngoại hối … nâng cao công nghệ cho thị trường tiến đến giao dịch ngày T+0 và hoàn thiện khung pháp lý.

Xin cảm ơn ông!

Giải pháp nào để tăng sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán, thu hút doanh nghiệp lên sàn? (Bài 1)

LTS: Các doanh nghiệp Việt Nam đang trải qua giai đoạn hết sức khó khăn do dư âm của đại dịch Covid-19 và những biến ...

Nhiều doanh nghiệp “ngó lơ” sàn chứng khoán

Hiệu quả của việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán là một thực tế không thể phủ nhận. Bên cạnh đó còn ...

Doanh nghiệp FDI ngại lên sàn vì tiềm tàng rủi ro định giá

"Thị trường chứng khoán Việt Nam sau bao nhiêu năm hoạt động vẫn tồn tại nhiều bất cập, thiếu sự minh bạch và hiện tượng ...

Thách thức đến từ minh bạch hóa thông tin

Để hấp dẫn nhà đầu tư và có thể gọi được vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, ngoài hiệu quả kinh doanh ...

Vì sao nhiều doanh nghiệp Đà Nẵng chưa mặn mà niêm yết?

Là trung tâm kinh tế năng động nhất miền Trung nhưng hiện tại, số DN tại Đà Nẵng lên sàn chứng khoán còn rất khiêm ...

Ông chủ lo mất quyền kiểm soát khiến nhiều doanh nghiệp đứng ngoài sàn

Trở thành doanh nghiệp đại chúng, tiến tới niêm yết trên sàn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đa dạng hóa cơ cấu cổ ...

Thị trường chứng khoán biến động quá lớn, chưa tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp lên sàn

Chưa xác định mục tiêu phát triển huy động vốn trên thị trường, khó khăn do nền kinh tế vĩ mô, ngại chia sẻ quyền ...

Muốn nâng hạng phải gia tăng hàng hóa chất lượng cho thị trường niêm yết

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng (từ thị trường cận biên ...

Hồng Quân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán