Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) công bố KQKD của Q1/2023 với doanh thu thuần đạt 2.223 tỷ đồng, tăng trưởng 221% YoY và LNTT đạt 1.314 tỷ đồng, tăng trưởng +130% YoY. KQKD tích cực trong Q1/2023 chủ yếu đến từ doanh thu cho thuê đất khu công nghiệp tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ khi KBC bàn giao 63 ha tại các KCN Quang Châu và Nam Sơn Hạp Lĩnh cho các đối tác.
FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu KBC ở mức giá hiện tại. |
Ngoài ra, KBC còn ghi nhận 108 tỷ đồng lợi nhuận từ việc thoái vốn khỏi 1 công ty liên kết là Kinh Bắc – Đà Nẵng. Nếu loại trừ các khoản thu nhập bất thường, lợi nhuận cốt lõi của KBC trong Q1/2023 tăng trưởng hơn 9 lần so với cùng kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện mạnh mẽ trong Q1/2023, tăng lên mức 71% so với mức 51% của Q1/2022 nhờ giá cho thuê ở mức cao, vào khoảng 140 USD/m2/chu kỳ thuê. Trong các quý tiếp theo của năm 2023, KBC dự kiến sẽ bàn giao 60 ha đất công nghiệp của KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh cho đối tác Goertek (đã ký thỏa thuận ghi nhớ) và khoảng 20 ha của KCN Tân Phú Trung. Quy hoạch chung của TP. Hải Phòng đã được phê duyệt gần đây và điều này tạo điều kiện cho KBC hoàn thiện pháp lý các dự án lớn của Công ty tại đây như KĐT Tràng Cát và KCN Tràng Duệ 3.
Dư nợ trái phiếu giảm mạnh trong Q1/2023 khi KBC thực hiện mua lại lô trái phiếu trị giá 1 nghìn tỷ đồng và trả nợ đúng hạn lô trái phiếu trị giá 400 tỷ đồng. Ngoài ra, KBC cũng đã thực hiện mua lại một lô trái phiếu trị giá 1 nghìn tỷ đồng vào đầu tháng 4 và đang có kế hoạch mua lại trước hạn 750 tỷ đồng trái phiếu trong thời gian tới.
Mức Stock Rating của KBC ở mức 86 điểm cho nên FSC đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồng thời, đồ thị giá của KBC đóng cửa tăng 1,6% với khối lượng giao dịch tăng 36% so với phiên trước đó và đã có 3 phiên trên mức khối lượng trung bình 20 phiên. Ngoài ra, đồ thị giá xuất hiện mô hình giá Cup with Handle cho thấy đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục đà tăng ngắn hạn với mức mục tiêu kỳ vọng của mô hình là 32.90.
Xu hướng ngắn hạn của KBC cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và chỉ tăng tỷ trọng khi xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.
Năm 2023, doanh thu thuần và LNST của Công ty CP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) dự kiến lần lượt là 2.785 tỷ đồng và 155 tỷ đồng. Kế hoạch này dựa trên giả định rằng sản lượng điện sẽ đạt 1,3 tỷ kWh trong năm nay, trong đó, điện gió sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất với 537 triệu kWh (chiếm 68%). Mức LNST này thấp hơn đáng kể so với dự báo của PHS (Doanh thu thuần đạt 2.481 tỷ đồng và LNST là 253 tỷ đồng). Dù công ty sẽ rơi vào giai đoạn khó khăn, PHS vẫn cho rằng kế hoạch này là tương đối thận trọng khi mảng điện mặt trời của công ty có thể hưởng lợi đáng kể từ chu kỳ El Nino sắp diễn ra ngay trong năm 2023.
Dự án điện gió Tân Phú Đông 1: Dự án hiện tại đã hoàn thành việc thi công lắp đặt và ban lãnh đạo kỳ vọng dự án sẽ đi vào hoạt động từ quý 3 năm 2023, sau khi hoàn thành thỏa thuận giá bán điện với EVN với mức thấp hơn giá FIT trước đó khoảng 15-20%. Từ cơ sở đó, PHS ước tính dự án Tân Phú Đông 1 sẽ đóng góp sản lượng hơn 140 triệu kWh và mang về thêm 282 tỷ đồng doanh thu thuần cho công ty trong năm 2023.
Trong năm 2023, công ty dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 6% để tăng vốn điều lệ (sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 6 cổ phiếu mới).
Điểm nhấn đầu tư: (1) Sản lượng và doanh thu sẽ tăng đáng kể trong năm 2023, nhờ nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 sắp đi vào hoạt động, với giá bán thấp hơn khoảng 15% so với FIT trước đây và mang lại doanh thu tăng thêm 282 tỷ đồng trong năm 2023.
(2) Công ty đang đẩy nhanh phát triển dự án điện gió mới VPL2 có tổng công suất 30MW vào năm 2024, cùng với Tân Phú Đông 1, cả hai sẽ tăng gấp đôi công suất điện gió lắp đặt hiện tại sau khi hoàn thành và sẽ đóng góp hơn 660 tỷ đồng vào tổng Doanh thu thuần vào năm 2025 theo dự phóng của PHS. (3) Việc EVN được phép tăng 3% giá điện ngay trong tháng 5 năm 2023 có thể giúp cải thiện tình hình công nợ với GEG, từ đó giúp giải tỏa áp lực dòng tiền. PHS kỳ vọng đợt tăng giá tiếp theo (khoảng 5%) sẽ diễn ra vào nửa cuối năm 2023.
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá trị hợp lý là 18.600 đồng/cổ phiếu. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị MUA với mức tăng giá tiềm năng là 13%. Định giá của PHS đã bao gồm 2 nhà máy điện gió sắp tới với tổng công suất 130 MW nhưng chưa tính đến dự án điện mặt trời Đức Huệ 2 với công suất 49 MWp do sự không chắc chắn liên quan đến chính sách khuyến khích phát triển năng lượng mặt trời, do giá đề xuất của EVN cho các dự án điện mặt trời chuyển tiếp thấp hơn nhiều so với giá FIT trước đây (1.188 đồng/kWh đối với ĐMT mặt đất và 1.570 đồng/kWh đối với ĐMT nổi).
Rủi ro: (1) Rủi ro về khả năng thanh toán phát sinh do đòn bẩy tài chính lớn; (2) Sự thay đổi bất lợi trong chính sách điều hành của chính phủ; (3) Rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét; (4) Rủi ro dòng tiền do EVN chậm thanh toán.
SSI duy trì ước tính doanh thu và LNST năm 2023 của Công ty CP Thế Giới Số (HOSE: DGW) lần lượt là 19,6 nghìn tỷ đồng (-11% svck) và 456 tỷ đồng (-33% svck). Trong bối cảnh chi tiêu không thiết yếu thắt chặt, DGW có thể phải triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hơn (ảnh hưởng đến cả tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý trên doanh thu) để giải phóng hàng tồn kho và bảo vệ thị phần. Các nhà phân phối thường có tỷ suất lợi nhuận rất mỏng, do đó chi phí bán hàng & quản lý không đổi kết hợp với doanh thu giảm có thể ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận ròng.
SSI kỳ vọng doanh thu sẽ phục hồi trong năm 2024, nhờ: (i) các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi hơn (lãi suất hạ nhiệt và tỷ lệ thất nghiệp giảm, trong khi lạm phát được kiểm soát); (ii) các công ty tài chính tiêu dùng cấp nhiều tín dụng hơn; và (iii) liên tục bổ sung thêm nhiều thương hiệu vào danh mục sản phẩm. Điều này sẽ giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận ròng.
Như vậy, doanh thu thuần và LNST năm 2024 ước tính lần lượt đạt 22,3 nghìn tỷ đồng (+14% svck) và 585 tỷ đồng (+28% svck). SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới cho cổ phiếu DGW là 32.300 đồng/cổ phiếu (từ mức 28.700 đồng) và duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Số lượng tài khoản phái sinh tiếp tục tăng trong tháng 4 Tháng 4, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trên thị trường chứng khoán phái sinh, số lượng tài khoản phái sinh ... |
Nhận định chứng khoán ngày 8/5/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 8/5/2023. Tạp ... |
Tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán Theo chuyên gia MBS, trong ngắn hạn, thị trường vẫn trong xu hướng điều chỉnh thứ cấp. Cần hai yếu tố để xác định nhịp ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|