Cổ phiếu GVR (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP - sàn HOSE) đang nằm trong xu hướng hồi phục từ ngưỡng đáy ngắn hạn 36.0 Thanh khoản cổ phiếu tuy nằm dưới ngưỡng trung bình 20 phiên nhưng đang có xu hướng tăng trở lại.
Đồng thời, đường giá cổ phiếu đang kiểm tra lại ngưỡng MA20, cho thấy xu hướng tăng giá ngắn hạn sắp hình thành. Chỉ báo MACD đang có dấu hiệu chuyển sang xu hướng tích cực và chỉ báo RSI đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 37.0, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 44.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 36.0.
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LPB) được thành lập vào năm 2008. Ngân hàng định hướng bán lẻ trên cơ sở khai thác thế mạnh mạng lưới giao dịch rộng lớn, dịch vụ ngân hàng hướng đến nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng ở những vùng miền khác nhau, và cung cấp dịch vụ tài chính vi mô đến tận vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn.
Do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội lên tình hình kinh tế, chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2021 của LPB sẽ đạt 15%, thấp hơn mức tăng 25,7% vào năm 2020.
Nhằm hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, LPB đã áp dụng mức giảm từ 0,25-2% đối với khách hàng cá nhân và 0,25-3% đối với khách hàng doanh nghiệp từ ngày 20/7/2021.
Ở chiều huy động vốn, chúng tôi ước tính lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn trung bình của LPB sẽ giảm 0,19% trong nửa cuối năm 2021 so với cuối nửa đầu năm 2021. Qua đó, đưa NIM năm 2021 giảm 28 bps so với nửa cuối năm 2021 còn 3,35%, nhưng tăng 15 bps so với cuối năm 2020, do đó thu nhập lãi thuần ước đạt 8.220 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái).
Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) sửa đổi Thông tư 01/2020/TT- NHNN (Thông tư 01) và Thông tư 03/2021/TT-NHNN cho phép kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm sáu tháng – đến ngày 30/06/2022, đồng thời giữ nguyên tiến độ trích lập dự phòng theo quy định tại Thông tư 01.
Qua đó, PHS ước tính tỷ lệ nợ xấu của LPB đạt 1,51% trong năm 2021 và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2021 tăng 50,9% lên 1.230 tỷ đồng, chiếm 11% tổng thu nhập hoạt động, qua đó đưa Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối năm 2021 đạt 95,9% và lợi nhuận sau thuế đạt 2.508 tỷ đồng (tăng trưởng 26,8%).
Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu LPB là 26.100 đồng/CP. Khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu này.
Rủi ro: (1) Áp lực từ dịch bệnh Covid-19 có thể ảnh hưởng tới hoạt động của LPB trong năm nay; (2) Rủi ro pha loãng cổ phiếu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Hợp đồng bancassurance của Dai-chi Life kết thúc vào năm 2021, đặt ra thách thức cho LPB kiếm đối tác để thúc đẩy thu nhập phí vào năm 2022 trở đi.
CTCP Vận tải Sản Phẩm Khí Quốc tế (HOSE – Mã: GSP) vừa công bố doanh thu Q3/2021 ước đạt 342 tỷ đồng, giảm 24% YoY, LNST đạt 12 tỷ, giảm 15% YoY. Lũy kế 9T2021, doanh thu ước đạt 1,230 tỷ đồng, tăng 6% YoY, LNST đạt 42 tỷ, đi ngang so với cùng kỳ. Như vậy, GSP đã hoàn thành 95% kế hoạch doanh thu và 81% kế hoạch LNST.
Doanh thu Q3 của GSP giảm do một phần ngành sản xuất công nghiệp trong nước bị chững lại do COVID-19 khiến nhu cầu khí LPG cũng giảm theo. Tuy nhiên, nhờ kinh tế hồi phục mạnh trong 1H2021 nên doanh thu 9 tháng GSP vẫn tăng 6% YoY. Nhờ giá dầu và giá khí ở mức cao so với cùng kỳ nên biên lợi nhuận ròng Q3/2021 vẫn cải thiện 30bps YoY lên mức 3,4%. GSP cũng cho biết doanh nghiệp vừa tiếp nhận tàu dầu/hóa chất Shamrock Jupiter (trọng tải 19.387 DWT) vào tháng 9, giúp tổng quy mô tải trọng cả đội tàu tăng thêm 108%.
Trong ngắn hạn, GSP sẽ hưởng lợi nhờ kinh tế mở cửa trở lại và nhu cầu khí LPG hồi phục theo từ Q4/2021. Bên cạnh đó, giá khí LPG ở mức cao được kỳ vọng sẽ tạo tác động tích cực lên giá cước và biên lợi nhuận của GSP. Tàu mới Shamrock Jupiter sẽ được khai thác tại thị trường châu Mỹ, FSC kỳ vọng sẽ hưởng lợi về giá cước khi giá khí LPG tăng cao.
Trong trung hạn, giá dầu vẫn được các bên kỳ vọng sẽ neo ở mức cao sẽ hỗ trợ cho KQKD của GSP. Ngoài ra, GSP sẽ tiếp tục bổ sung thêm 1 tàu mới tải trọng khoảng 20.000 DWT trong năm nay, theo đó, 2 tàu mới này sẽ là động lực tăng trưởng trong trung hạn của GSP.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, GSP đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 9,8x (tương ứng EPS TTM là 1.619 VNĐ). Mức Stock Rating của GSP ở mức 81 điểm cho nên chúng tôi nâng mức đánh giá lên TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của GSP quay trở lại mức đỉnh cũ với KLGD tăng 102% so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu quay trở lại giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng giải ngân 7,1%.
Tiếp tục quan sát ngắn hạn và nắm giữ trung hạn đối với cổ phiếu GIL
Mức Stock Rating của GIL (CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - sàn HOSE) ở mức 92 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của GIL đóng cửa tăng 3,6% với KLGD tăng mạnh so với ba phiên giao dịch trước đó. Đồng thời, đồ thị giá của GIL vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho thấy đồ thị giá có thể sẽ biến động quanh đường trung bình 20 phiên trong vài phiên tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của GIL vẫn duy trì ở mức GIẢM và nếu đồ thị giá vượt được mức 69.89 thì điểm mua mới có thể được xác lập. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT tiếp tục QUAN SÁT ngắn hạn và NẮM GIỮ trung hạn.
Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Tân An
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|