Công ty chứng khoán KB Việt Nam – KBSV
Khuyến nghị mua cổ phiếu VTP
Quý 2/2023, Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel (UPCoM: VTP) ghi nhận doanh thu thuần 4.938 tỷ đồng (-10% yoy). Trong đó, doanh thu hoạt động cốt lõi – doanh thu dịch vụ ghi nhận 2.456 tỷ đồng (+4% yoy), mảng bán hàng tuy chiếm tỷ trọng doanh thu cao (50,3%) đạt 2.482 tỷ đồng nhưng biên lợi nhuận chỉ ở mức dưới 0,5%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, VTP đã hoàn thành 53% doanh thu và 46% lợi nhuận kế hoạch đề ra cho 2023.
KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VTP. |
Theo báo cáo vừa được Allied Market Research công bố, thị trường dịch vụ chuyển phát Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 24,1%/năm giai đoạn từ nay đến 2030. Với vị thế là một trong các doanh nghiệp đầu ngành, VTP dự kiến sẽ hưởng lợi đáng kể từ sự tăng trưởng nhanh của của ngành.
Giữa cuộc chiến về giá đang ngày càng gay gắt khi các công ty liên tục hạ giá dịch vụ xuống thấp hơn, VTP thực hiện chiến lược chú trọng tập trung vào tối ưu hóa chi phí trên mỗi đơn hàng để cải thiện biên lợi nhuận mảng chuyển phát, kì vọng đạt mức 8 đến 9% trong năm nay.
Viettel Post đặt kế hoạch tăng thị phần mảng chuyển phát từ 18% lến 21% trong năm nay thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng nhân viên, ứng dụng công nghệ cao và đầu tư cơ sở hạ tầng để giảm tối đa thời gian toàn trình của bưu gửi cũng như giảm tối đa tỷ lệ hư hỏng.
Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VTP, giá mục tiêu 57.200 đồng/cp, tương đương với mức lợi nhuận 23% so với giá đóng cửa ngày 28/9/2023.
Mức Sector Rating của nhóm Dịch vụ dầu khí ở mức 62 điểm cho nên FSC đánh giá trung tính mức xếp hạng tăng trưởng của nhóm cổ phiếu này. Giá dầu Brent tiếp tục tiến sát mức 95 USD do dự trữ dầu thô của Mỹ đã sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây và tình hình thắt chặt nguồn cung. Xu hướng ngắn và trung hạn của giá dầu Brent vẫn duy trì ở mức tăng.
Chỉ số nhóm Dịch vụ dầu khí đóng cửa tăng 1,7% với khối lượng giao dịch tăng 90% so với phiên trước và trên mức khối lượng trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên FSC đánh giá rủi ro ngắn hạn đã giảm đáng kể. Ngoài ra, đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 phiên. Xu hướng ngắn hạn của chỉ số nhóm Dịch vụ dầu khí vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, trong ngắn hạn, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư có thể theo dõi nhóm cổ phiếu này và có thể dừng bán ở nhóm cổ phiếu này.
Cổ phiếu mạnh nhất trong nhóm: PVS, PVD.
Trong Q2/23, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE: VPB) hợp nhất ghi nhận tổng thu nhập HĐKD giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ còn 12.782 tỷ đồng, chủ yếu do thu nhập lãi thuần giảm 16% và mức tăng mạnh 42% từ thu nhập ngoài lãi. NIM hợp nhất tiếp tục suy giảm xuống 5,3% từ mức 7,6% so vớicùng kỳ do chi phí vốn tăng cao trong khi lãi vay được giữ ở mức hợp lý để hỗ trợ khách hàng. Trong khi đó, thu nhập ngoài lãi tăng mạnh nhờ mức tăng gấp 3 lần từ lãi của hoạt động phái sinh, làm giảm bớt mức sụt giảm của tổng thu nhập HĐKD. Thêm vào đó, chi phí dự phòng tăng thêm 16% so vớicùng kỳ khi nợ xấu hợp nhất tăng mạnh thêm 72,4% so vớicùng kỳ. Cùng với tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập cao hơn (29% trong Q2/23 so với 26,5% Q2/22), VPB ghi nhận mức LN ròng hợp nhất ~3 nghìn tỷ (giảm 13% so vớicùng kỳ).
Tại cuối Q2/23, Ngân hàng mẹ ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng đạt 13,1% so với đầu năm, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của cả ngành là 4,73%. Với tỷ trọng cho vay cao cho phân khúc tín dụng tiêu dùng và BĐS, NIM riêng lẻ sụt mạnh trong Q2/23. Cụ thể, NIM sụt giảm 1,4 điểm % xuống mức 4,0% do i) tỷ lệ CASA thấp hơn (Hình 7) và ii) tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ/Tổng tài sản chịu lãi cao (Hình 8). Tại cuối Q2/23, tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng mẹ cũng tăng lên mức 3,7% so với mức 2,8% tại cuối năm 2022, từ đó là giảm tỷ lệ bao nợ xấu xuống 41% từ mức 54% cuối 2022.
Công ty tài chính tiêu dùng của Ngân hàng tiếp tục ghi nhận lỗ trong quý thứ 5 liên tiếp, (~2 nghìn tỷ trước thuế – cao hơn so với Q1/23, theo ước tính của VND). NIM của công ty cũng giảm về 16% từ mức 20,2% so vớicùng kỳ trong khi tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng nhẹ. Trong khi đó, dư nợ của FE duy trì so với quý trước khi công ty hạn chế cho vay mới để tập trung toàn lực vào quá trình tái cấu trúc. Tuy nhiên, VND kỳ vọng VPB sẽ hoàn thành việc tái cấu trúc sớm nhất trong năm nay và bắt đầu ghi nhận lãi trở lại từ năm 2024.
Năm 2023 là một trong những năm khó khăn nhất với VPB trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và Ngân hàng đã tận dụng lúc này để tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động kinh doanh. Do đó, VND hoàn toàn kỳ vọng lợi nhuận Ngân hàng sẽ bật tăng trở lại từ năm tới. VPB hiện đang giao dịch tại mức 1,0 lần giá trị sổ sách 2023, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 3 năm là 1,8 lần. Ở mức định giá này, VND vẫn cho rằng cổ phiếu hấp dẫn với kỳ vọng tăng trưởng trong dài hạn cùng với nguồn vốn dồi dào, Do đó, VND giữ khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu VBP với giá mục tiêu cao hơn là 26.100 đồng/cp khi VND thực hiện tính toán với giá trị sổ sách ước tính vào giữa năm 2024 thay vì cuối năm 2023.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Phiên giao dịch ngày 27/9/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Phiên giao dịch ngày 28/9/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Phiên giao dịch ngày 29/9/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|