VCSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu NLG của Công ty CP Đầu tư Nam Long nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu 0,8% xuống 35.700 đồng/cổ phiếu, chủ yếu do định giá thấp hơn đối với dự án Izumi City khi VCSC điều chỉnh giảm doanh số bán hàng cho dự án này vào năm 2023, được bù đắp bởi tỷ lệ nợ vay ròng thấp hơn vào cuối năm 2022.
VCSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu NLG. Hình minh họa |
VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đạt 691 tỷ đồng (+24% YoY), chủ yếu nhờ bàn giao dự án Mizuki Park Giai đoạn 2 (P2) và Southgate, cũng như việc bán 25% cổ phần tại dự án Paragon. Con số này thấp hơn 24% so với dự báo trước đây của VCSC do giả định của VCSC về chi phí bán hàng & hành chính cao hơn và lợi nhuận từ việc bán cổ phần thấp hơn, phần nào được bù đắp nhờ vào việc đẩy nhanh tiến độ bàn giao tại dự án Mizuki Park.
VCSC kỳ vọng NLG sẽ tiếp tục mở bán các dự án hiện hữu Mizuki Park P2 & 3, Akari City P2, Southgate, Izumi City và Cần Thơ vào năm 2023. VCSC dự báo dự án Mizuki Park và Akari City - đều là các dự án căn hộ trung cấp tại TP. HCM - sẽ đóng góp 53% doanh số bán hàng năm 2023 của NLG là 6,4 nghìn tỷ đồng (-22% YoY).
VCSC điều chỉnh giảm 6% dự phóng doanh số bán hàng trong năm 2023 do VCSC điều chỉnh giảm doanh số bán hàng dự kiến của các dự án Izumi City và Cần Thơ do lo ngại về tiến độ phê duyệt pháp lý kéo dài. VCSC dự báo tổng doanh số bán hàng 2023-2025 của NLG sẽ đạt 21,1 nghìn tỷ đồng, được thúc đẩy bởi 5 dự án trọng điểm.
Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE: PVD) đạt doanh thu (DT) Q4/22 tăng 9,6% svck lên 1.458 tỷ đồng do: (1) hiệu suất sử dụng và giá thuê ngày giàn JU cao hơn, (2) đóng góp của giàn khoan TAD, và (3) không ghi nhận DT từ giàn khoan thuê ngoài trong Q4/22. Trong Q4/22, VND nhận thấy điểm sáng đến từ sự phục hồi mạnh mẽ của mảng khoan với biên LN gộp tăng 12,7 điểm % svck lên 17,1%, là mức cao nhất trong nhiều năm qua.
Điều này làm giảm tác động tiêu cực của chi phí QLDN (+104% svck lên 178 tỷ đồng) và chi phí tài chính ròng (+3,5 lần svck lên 52 tỷ đồng) tăng cao. Kết quả, LN ròng Q4/22 tăng nhẹ 7,3% svck lên 53,9 tỷ đồng, là quý có LN dương đầu tiên sau ba quý thua lỗ liên tiếp. Trong năm 2022, PVD ghi nhận DT tăng 36% svck lên 5.432 tỷ đồng và lỗ ròng 98,6 tỷ đồng.
Lĩnh vực giàn JU toàn cầu đang hướng tới một mức đỉnh mới sau 8 năm của một chu kỳ đi xuống nhờ nhu cầu tăng cao tại Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Theo S&P Global, nhu cầu giàn JU tại Đông Nam Á dự kiến cũng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023 lên mức 36,8 giàn (từ mức 32 giàn trong năm 2022), đẩy giá thuê ngày giàn JU (loại 361-400 IC) lên ~130.000 USD vào tháng 12/2022 – mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2015. Đây sẽ là tín hiệu tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ khoan như PVD trong những năm tới.
Trong năm 2023, tất cả đội giàn JU của PVD đều đã có hợp đồng khoan, trong đó giàn PVD II và PVD III sẽ lần lượt phục vụ các hợp đồng dài hạn tại Indonesia và Malaysia, là cơ sở cho giả định hiệu suất sử dụng giàn JU đạt 95% của VND (từ 85% của năm 2022). Ngoài ra, với việc nhu cầu giàn JU đang tăng cao trên toàn cầu, VND kỳ vọng giá thuê ngày trung bình của PVD sẽ tăng 23%/10%/5% svck trong năm 2023-25. Nhìn chung, VND kỳ vọng KQKD của PVD sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2023 với LN ròng đạt 470,5 tỷ đồng, sau đó tiếp tục tăng 66,9%/21,9% svck trong năm 2024-25.
Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Khả quan cho cổ phiếu PVD với giá mục tiêu không đổi là 25.300 đồng/cp. VND duy trì khuyến nghị Khả Quan với giá mục tiêu không đổi theo phương pháp DCF là 25.300 đồng do tác động trái chiều của: (1) việc nâng lãi suất phi rủi ro từ 3% lên 4%, (2) mức điều chỉnh -17,5%/9,6%/43,1% trong dự phóng EPS năm 2023-25, và (3) chuyển mô hình DCF sang 2023. Động lực tăng giá là giá thuê giàn JU cao hơn. Rủi ro giảm giá là giá dầu giảm và hiệu suất sử dụng/giá thuê giàn JU thấp hơn dự kiến.
Trong 4Q22, Công ty CP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) đạt doanh thu 2.484 tỷ đồng (-7,8% n/n), chủ yếu do doanh thu xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc giảm -25,9% n/n và -61,1% n/n, lần lượt ghi nhận 163 tỷ đồng và 890 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu mảng cá tra đạt 505 tỷ đồng, giảm mạnh 21% n/n và 35% q/q. Ngược lại, doanh thu xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sang EU tăng 45,4% n/n, tương đương với giá trị xuất khẩu 442 tỷ đồng trong 4Q22.
Trong 4Q22, biên lợi nhuận gộp thu hẹp gần 4.6%p n/n xuống còn 19,1%, thấp hơn kỳ vọng của KIS chủ yếu do giá nguyên liệu tăng (theo thị trường cá tra, khoảng 29.200 đồng/kg trong 4Q22 so với 23.300 đồng/kg trong 2Q21) trong bối cảnh giá bán sụt giảm mạnh (theo ước tính của KIS, giá bán trong 4Q22 là 3,6 USD/kg so với 3,2 USD/kg trong 4Q21).
Trong khi VHC đạt doanh thu tài chính 118 tỷ đồng trong 4Q22 (+77,1% n/n) nhờ lãi tỷ giá hối đoái thực hiện, chi phí tài chính cũng tăng 742% n/n lên 137 tỷ đồng chủ yếu do tăng dự phòng giảm giá khoản đầu tư. Do đó, LNST 4Q22 của Vĩnh Hoàn đạt 199,6 tỷ đồng (-56,7% n/n), giảm do biên lợi nhuận gộp thấp hơn.
Trong 1Q23, KIS ước tính KQKD Vĩnh Hoàn giảm sau cú tăng mạnh, cụ thể:
Doanh thu sản phẩm cá tra phi lê sẽ đạt 1.872 tỷ đồng (-35,8% n/n và -15% q/q). Nhu cầu giảm có thể thấy rõ khi tồn kho của các nhà nhập khẩu cao, đặc biệt là ở Mỹ và EU, và nền cao trong 1Q22 sẽ khiến sản lượng xuất khẩu giảm 42,7% n/n và -11,6% q/q. Ngoài ra, KIS ước tính giá bán xuất khẩu trung bình vẫn thấp hơn so với 1Q22, giảm 16,7% n/n, chủ yếu do xuất khẩu sang Mỹ giảm 23,9% n/n (so với khoảng 4,6 USD/kg trong 1Q22).
KIS kỳ vọng doanh thu xuất khẩu của VHC sang thị trường Trung Quốc sẽ tăng trở lại trong 1Q23 và tăng tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của VHC 17% (chiếm 10% doanh thu năm 2022) đối với cá tra phi lê do quá trình nhập khẩu vào Trung Quốc đã được nới lỏng do chính phủ Trung Quốc loại bỏ các thủ tục xét nghiệm với COVID-19.
Doanh thu từ Collagen và Gelatin tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong Q1/23. KIS ước tính doanh thu Collagen & Gelatin của Vĩnh Hoàn là 279 tỷ đồng, tăng +36.4% n/n và +13,2% q/q do KIS kỳ vọng VHC sẽ tiếp tục mở rộng công suất vào năm 2023.
Biên lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn giảm 9,2%p n/n xuống mức 19% vào năm 2023 do 1) giá bán trung bình thấp hơn -16,7% so với giá bán trung bình tăng đột biến trong 1Q22 và 2) chi phí đầu vào vẫn giữ mức cao, +7,6% n/n, và 3) rủi ro trích lập hàng tồn kho tăng cao.
Mặc dù ước tính kết quả kinh doanh 1Q23 sẽ giảm, nhưng KIS vẫn giữ quan điểm lạc quan về triển vọng năm 2023 của Vĩnh Hoàn nhờ đóng góp doanh thu xuất khẩu từ Trung Quốc tăng và doanh thu Collagen & Gelatin tăng mạnh. KIS duy trì khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu VHC với giá mục tiêu là 77.000 đồng/cp.
SSI điều chỉnh giảm khuyến nghị đối với cổ phiếu SAB từ KHẢ QUAN xuống TRUNG LẬP khi giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 198.500 đồng/cổ phiếu (từ 204.000 đồng/cổ phiếu) – tương đương với tiềm năng tăng giá 5%.
SSI đã tham dự cuộc họp chuyên viên phân tích của SAB vào ngày 9/2 để thảo luận về kết quả quý 4/2022 và triển vọng năm 2023. Trong quý 4/2022, SAB ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 10 nghìn tỷ đồng (tăng 11,4% so với cùng kỳ) và 1,1 nghìn tỷ đồng (giảm 23% so với cùng kỳ). Kết quả này thấp hơn ước tính của SSI do chi phí nguyên vật liệu thô, chi phí quảng cáo và khuyến mãi cao hơn dự kiến.
Ban lãnh đạo tin rằng chi phí đầu vào sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2023 và sẽ bắt đầu chững lại vào năm 2024. Trong khi đó, công ty tiếp tục mạnh tay cắt giảm chi phí sản xuất và cải thiện cơ cấu sản phẩm để duy trì biên lợi nhuận tốt. Kế hoạch M&A đã được phê duyệt nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại hai công ty liên kết và biến những công ty này thành công ty con, điều này sẽ có lợi cho SAB trong dài hạn, nhờ mở rộng danh mục sản phẩm, mạng lưới phân phối và kiểm soát trực tiếp chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất.
Trong năm 2023, SSI dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 38,7 nghìn tỷ đồng (tăng 10,6% so với cùng kỳ) và 5,8 nghìn tỷ đồng (tăng 5,2% so với cùng kỳ).
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|