Phiên giao dịch ngày 13/9/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

(Banker.vn) Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 13/9/2022, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán Bảo Việt – BVSC

Khuyến nghị tích cực cho cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 109.799 đồng/cp

Ở mức giá hiện tại, Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE - Mã: MWG) đang giao dịch ở P/Es là 13,9x (giữa năm 2023) và 11,6x (năm 2023), BVSC thấy hấp dẫn so với 15,6x là mức trung bình 5 năm qua. Triển vọng tăng trưởng tích cực, thúc đẩy bởi việc BHX ghi nhận lợi nhuận và các hoạt động kinh doanh có lợi nhuận tốt từ TGDĐ & ĐMX.

Phiên giao dịch ngày 13/9/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý
BVSC khuyến nghị tích cực cho cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 109.799 đồng/cp. Hình minh họa

Về dài hạn, BVSC ưa thích MWG với: (1) vị thế cạnh tranh, cho phép MWG trở thành người hưởng lợi chính từ sự hợp nhất ngày càng tăng của thị trường ICT và điện máy của Việt Nam; và (2) khả năng thắng cuộc từ sự chuyển dịch mang tính cấu trúc sang tạp hóa hiện đại tại thị trường tạp hóa quy mô lớn ở Việt Nam. Duy trì khuyến nghị Outperform với giá mục tiêu là 109.799 đồng/cp (Upside: 52,5%).

Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam – MASVN

Đánh giá khả quan về dài hạn đối với cổ phiếu VSC

CTCP Container Việt Nam (HOSE - Mã: VSC) là một doanh nghiệp cảng biển lớn ở VN hoạt động chủ yếu ở phía Bắc khu vực sống Cấm, Hải Phòng. Hiện tại, doanh nghiệp đang sở 2 cảng biển là VIP Green và Green với tổng công xuất thiết kế đạt 1,1 triệu TEU.

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VSC trong 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 980,8 tỷ (+7,6% YoY) và 222,8 tỷ (+23,4% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ mức 29,8% lên mức 34,7% trong cùng kỳ; 2) Doanh thu tài chính tăng mạnh nhờ lãi từ tiền gửi từ mức 5,8 tỷ lên 15 tỷ trong 6 tháng đầu năm; 3) VSC ghi nhận khoản lỗ hơn 9 tỷ từ công ty liên kết liên doanh so với mức lãi 2 tỷ trong cùng kỳ.

Một số điểm mạnh và triển vọng của VSC: 1) Doanh nghiệp có cơ cấu tài chính lành mạnh, khi chỉ ghi nhận khoảng vay ngắn hạn hơn 2 tỷ và không có bất kỳ khoản vay dài hạn nào.

2) Tháng 4/2022 doanh nghiệp đã mua lại thành công CTCP Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ từ QBS với mức chuyển nhượng gần 500 tỷ đồng và dự kiến đưa vào hoạt động trong quý 3/2022. Điều này sẽ giúp tăng doanh thu của VSC khi 2 cảng VIP Green và Green đang hoạt động gần full công suất.

3) Khu vực Hải Phòng trong tháng 6/2022 đã giao giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với quy mô bao gồm 4,600 tỷ đồng và 231,5 triệu USD. Điều này giúp cho hoạt động cảng biển tại khu vực này tiếp tục được đẩy mạnh phát triển.

4) Cảng VIMC Đình Vũ (VSC sở hữu 36% cổ phần) sẽ được đi vào hoạt động chậm nhất trong quý 3/2022 giúp doanh thu của VSC cải thiện tốt hơn trong 6 tháng cuối năm.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ VSC dự phóng năm 2022 lần lượt đạt 2.176 tỷ (+15% YoY) và 477 tỷ (+36,4% YoY); 1) Biên lợi nhuận duy trì ở mức cao đạt 34 % so với mức 31,8% trong năm 2021; 2) lợi nhuận từ công ty liên kết giảm mạnh ở mức hơn 1 tỷ so với 4 tỷ trong cùng kỳ; 3) Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ lần lượt 5% YoY và 10% YoY.

EPS dự phóng đạt 3.935 đồng/cp (+36% YoY) và P/E dự phóng đạt mức 9,4x thấp hơn mức trung bình 5 năm của doanh nghiệp. MASVN đánh giá KHẢ QUAN về dài hạn đối với VSC: 1) Giá cước vận tải biển kỳ vọng sẽ tăng trong năm sau; 2) Cơ cấu tài chính lành mạnh sẽ là một lợi thế giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để đầu tư thêm các cầu tàu trong tương lai.

Công ty chứng khoán VNDirect – VND

Duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu VRE với giá mục tiêu là 38.800 đồng/cp

Doanh thu (DT) Q2/22 của CTCP Vincom Retail (HOSE - Mã: VRE) tăng 22,5% svck nhờ tăng trưởng doanh thu mảng cho thuê tăng 33% svck do công ty đã cắt giảm đáng kể các gói hỗ trợ khách thuê. Doanh thu chuyển nhượng BĐS giảm 92% svck do chỉ có hai căn shophouse được bàn giao. Biên lợi nhuận (LN) gộp tăng 15,7 điểm % svck lên 57,4%. Lợi nhuận tài chính ròng Q2/22 đạt 16 tỷ đồng (so với lỗ tài chính ròng 32 tỷ đồng trong Q2/21) nhờ vào dòng tiền kinh doanh mạnh mẽ, tạo dư địa để VRE giảm giá trị trái phiếu từ khoảng 5.500 tỷ đồng vào cuối 2021 xuống cònnkhoảng 3.000 tỷ đồng vào cuối Q2/22. Kết quả là lợi nhuận ròng Q2/22 đạt 773 tỷ đồng (+99,2% svck) và lợi nhuận ròng 6T22 đạt 1.150 tỷ đồng (-1,5% svck),nhoàn thành 44,7% dự báo cả năm.

Theo VRE, lượng khách đến các trung tâm thương mại (TTTM) của VRE đã phục hồi từ 8,5 triệu – 9,3 triệu khách trong Q1/22 lên 10,9 triệu – 12,7 triệu trong Q2/22, tương đương 80% mức trước đại dịch. Lưu lượng đến các địa điểm bán lẻ và giải trí tại Việt Nam theo Google cũng cho thấy một xu hướng tương tự khi hồi phục và cao hơn 6% so với mức trước Covid vào T8/22. Do đó, VND kỳ vọng VRE sẽ giới hạn lại các gói hỗ trợ khách thuê bổ sung kể từ nửa cuối 2022 để giúp doanh thu mảng cho thuê tăng 63,2% svck/39,7% svck trong 2022/23 để đạt 7.671 tỷ đồng/10.717 tỷ đồng, theo ước tính của VND.

Với sự phục hồi của du lịch và dịch vụ, VRE cho biết 218 căn shophouse đã được đặt cọc trong Q2/22 với giá trị ký bán khoảng 1.200 tỷ đồng. Trong 6 tháng cuối năm, VRE dự kiến sẽ ghi nhận đặt cọc 500 căn shophouse với tổng giá trịký bán khoảng 3.200 tỷ đồng, đảm bảo cho sự tăng trưởng doanh thu chuyển nhượng BĐS trong giai đoạn 2023-25. Do đó, VND tăng doanh thu mảng chuyển nhượng BĐS trong năm 2023 lên 35,1% so với dự báo trước đó.

VND tăng giá mục tiêu thêm 2,8% lên 38.800 đồng/cp do tăng dự phóng lợi nhuận ròng năm 2022/23 lên 4,6%/3,2% so với dự báo trước. Định giá của VND dựa trên giả định WACC: 11,7% và lãi suất phi rủi ro là 3%. Tiềm năng tăng giá: 1) TTTM mở mới nhanh hơn dự kiến, 2) bán lẻ phục hồi nhanh hơn dự kiến, dẫn đến tăng trưởng mạnh mảng cho thuê. Rủi ro giảm giá: 1) TTTM mở mới chậm hơn dự kiến, 2) tỷ lệ lấp đầy và giá thuê thấp hơn dự kiến và 3) cạnh tranh gắt gao từ các đối thủ như Aeon, Central Retail.

Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu LPB với giá mục tiêu 20.700 đồng/cp

LN ròng Q/22 của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HOSE - Mã: LPB) tăng mạnh nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và thu nhập từ hoạt động chứng khoán. Cho vay tăng trưởng 8,6% so với đầu năm vào cuối Q2/22 từ mức giảm 0,6% so với đầu năm cuối Q1/22, trong đó cho vay bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ 22,6% so với đầu năm. NIM tăng 64 điểm cơ bản svck nhờ lãi tiền gửi giảm từ 10-50 điểm cơ bản svck ở tất cả các kỳ hạn, giúp thu nhập lãi (NII) tăng 39,7% svck.

Thu nhập ngoài lãi tăng 196,1% svck chủ yếu nhờ LPB đã bán hết chứng khoán vốn, mang lại khoản thu nhập 356 tỷ đồng. Điều này giúp LN trước thuế tăng gần gấp đôi trong Q2/22, và 6T22 tăng 76,1% svck đạt 3.589 tỷ đồng, đạt 74,8% kế hoạch cả năm của ngân hàng. Nếu không có khoản thu nhập bất thường này, LN trước thuế tăng 57,6% svck.

Tỷ lệ nợ xấu của NPL giảm về 1,4% cuối Q2/22 từ mức 1,42% cuối Q1/22, nhưng vẫn cao hơn mức 1,37% cuối Q4/21. LPB xóa nợ 243 tỷ đồng trong 6T22, giúp tỷ lệ xóa nợ đạt 0,1% – thấp hơn mức 0,2% trong 6T21. LPB cũng tăng cường trích lập dự phòng 54,1% svck, giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) lên 121,3% cuối Q2/22 – cao nhất từ trước đến nay. VND nâng lợi nhuận ròng giai đoạn 2022-2023 lên 35,9%/14,9%.

VND nâng NIM từ mức 3,3%/3,3% lên 3,5%/3,4% giai đoạn 2022-2023 nhưng hạ tăng trưởng cho vay từ 18% xuống 11,5%/12,5% nhằm phản ánh việc điều chỉnh tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước tháng 9 vừa qua. VND cũng tăng thu nhập ngoài lãi lên 69,9% năm 2022 phản ánh khoản thu nhập bất thường trong Q2/22. Về mặt chi phí, VND hạ CIR xuống 45% từ mức 50% khi LPB đã quản lý chi phí hiệu quả trong 6T22. Chi phí dự phòng tăng lên 94,9%/61,1% do VND lo ngại về nợ xấu khi thông tư 14/2021 hết hiệu lực. Kết quả, lợi nhuận ròng tăng 35,9%/14,9% giai đoạn 2022-2023 so với dự báo cũ.

Theo đó, VND giữ khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 20.700 đồng/cp. VND đã thay đổi LN ròng 2022-2023 nhưng hạ P/B mục tiêu từ 1,6 lần xuống 1,5 lần nhằm phản ánh bối cảnh tín dụng bị thắt chặt. Rủi ro giảm giá bao gồm lạm phát và nợ xấu cao hơn dự kiến. Tiềm năng tăng giá là khả năng phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu hệ số Beta, ý nghĩa của hệ số Beta trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán luôn được đánh giá là kênh đầu tư lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Chính vì ...

Triết lý đầu tư chứng khoán của huyền thoại Peter Lynch: Đúng thời điểm ắt sẽ thành công

Peter Lynch là một nhà đầu tư thành công và nổi tiếng khắp cả thế giới. Những triết lý trong đầu tư chứng khoán của ...

Ra mắt iPhone 14, cổ phiếu bán lẻ liệu có "thăng hoa"?

Sau khi tạo đáy thành công vào tháng 7, thị trường chứng khoán đã có nhịp hồi phục khá tích cực trong đó nhóm bán ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục