Nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam: Từng làm việc 21 tiếng mỗi ngày, đề cao sự chăm chỉ và đặt chữ tín lên hàng đầu

(Banker.vn) Từ trước khi tích lũy được khối sản “kếch sù” cả triệu USD vào năm 21 tuổi, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã định sẵn "kim chỉ nam" cho mình là luôn chăm chỉ, nỗ lực không ngừng và quan trọng nhất là giữ chữ tín.
Nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam: Từng làm việc 21 tiếng mỗi ngày, đề cao sự chăm chỉ và đặt chữ tín lên hàng đầu
Chân dung nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Vietjet Air.

Nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7/6/1970 tại Hà Nội, bà là một trong những nữ doanh nhân tiêu biểu trên thương trường kinh doanh tại Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam được Forbes vinh danh.

Bà nổi danh với tư cách là Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Vietjet Air.

Từ nhỏ, doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo khá may mắn khi được lớn lên trong một gia đình sung túc với tuổi thơ êm ấm. Năm 17 tuổi, bà Thảo được đi du học ngành Kinh tế tài chính tại Moscow – Nga. Tuy gia đình có điều kiện nhưng nữ doanh nhân lại không hề phụ thuộc kinh tế mà luôn cố gắng học tập xuất sắc, thử sức kinh doanh ở nhiều lĩnh vực.

Kết thúc quá trình học, bà Thảo sở hữu 3 tấm bằng danh giá gồm: Cử nhân Tài chính Tín dụng – Học viện Thương mại Moscow, Cao đẳng Kinh tế lao động – Cao đẳng Kinh tế Quốc dân Moscow và Tiến sĩ Điều khiển học kinh tế.

Vốn có “máu kinh doanh” từ sớm, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã lên kế hoạch kinh doanh khi còn ngồi ở giảng đường. Bà từng chia sẻ: “Thời đó, 8h sáng đi học, chiều về, tôi bắt đầu làm các công việc kinh doanh khác nhau. Hôm nào cũng 12h đêm mới về để ngồi thống kê sổ sách. Tận 2h sáng chị em cùng phòng mới lọ mọ nấu cơm, ăn tối. Ngủ chưa tròn giấc, 5h sáng lại gọi nhau dậy sắp xếp một số việc kinh doanh trước khi đi học”.

Đến năm 2 đại học, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã chính thức “dấn thân” vào thương trường kinh doanh. Nhận thấy Đông Âu đang khan hiếm hàng công nghệ, bà Thảo đã buôn bán nhiều loại thiết bị hiện đại như hàng điện tử, máy tính, máy fax, băng đĩa, đồng hồ…

Bên cạnh đó, bà còn buôn bán cả nông sản nhập khẩu từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong. Sau này, “ông trời không phụ lòng người” khi bà Thảo đã nắm giữ 1 triệu USD và trở thành nữ triệu phú USD năm 21 tuổi. Tận dụng số tiền này, bà Thảo tiếp tục kinh doanh sắt thép, máy móc, phân bón… và thu về những khoản lợi nhuận lớn.

Trước khi tích lũy khối sản “kếch sù” so với bạn bè đồng trang lứa, "kim chỉ nam" của bà Thảo chính là sự chăm chỉ, và trọng chữ tín. Bà chia sẻ, lúc đó việc kinh doanh bắt đầu từ 5h sáng hôm trước đến 2h sáng hôm sau (tức 21 tiếng 1 ngày) là chuyện thường.

Bà Thảo quan niệm, chỉ khi bản thân chăm chỉ và có trách nhiệm thì đối tác mới lựa chọn mình để phân phối hàng hóa, doanh thu cũng như lợi nhuận mới được đảm bảo.

Vun vén thành công nơi đất khách, bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở về Việt Nam và nhanh chóng được giới kinh doanh nội địa biết đến. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, từ năm 2005 - 2006, bà Thảo tham gia sáng lập và điều hành 2 ngân hàng tư nhân là VIB và Techcombank.

Năm 2008, bà đầu tư vào HDBank và trở thành Phó Chủ tịch thường trực HĐQT ngân hàng này đến nay...

Theo danh sách những người giàu nhất Việt Nam được Forbes cập nhật mới đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo giữ vị trí số 2 với khối tài sản 2,2 tỷ USD, xếp hạng 1.368 trên thế giới.

Đưa máy bay lại gần người Việt

Dù bà sớm bước chân vào giới tài chính - ngân hàng, thế nhưng tên tuổi của bà Nguyễn Thị Phương Thảo gắn liền với sự thành công của hãng hàng không Vietjet Air. Trong số các hãng bay tại Việt Nam, Vietjet Air khá được lòng khách hàng bởi giá thành bình dân, đường bay đa dạng.

Nhìn lại quá trình thành lập Vietjet Air, thời điểm lên kế hoạch ban đầu, bà Thảo nhận định đang chỉ có 1% dân số Việt Nam được tiếp cận với phương tiện được cho là xa xỉ bấy giờ là máy bay.

Nhận thấy tiềm năng, những cũng vướng phải nhiều rào cản bởi ngành hàng không là ngành rất đặc thù, nên nữ doanh nhân đã phải tốn khá nhiều thời gian và công sức để chứng minh tính khả thi của dự định.

Bà Thảo đã dành ra 10 năm để nghiên cứu các mô hình hàng không giá rẻ như Southwest, Ryan Air hay AirAsia. Đến khi chuẩn bị hoạt động, giá dầu tăng cao, việc liên doanh với AirAsia gặp nhiều vướng mắc khiến bà phải hoãn lại kế hoạch. Ngay sau đó, bà quyết tâm thành lập hãng hàng không tư nhân, đặt tên là Vietjet Air.

Cuối cùng, Vietjet Air chính thức “ra đời” năm 2007 với số vốn điều lệ là 600 tỷ đồng và định hướng chỉ khai thác đường bay nội địa. Nhưng mãi đến ngày 5/12/2011, Vietjet mới mở bán vé và có chuyến bay đầu tiên từ TP.HCM đến Hà Nội, tức 4 năm sau khi thành lập.

Với mục tiêu trở thành một hãng hàng không tiêu biểu của châu Á, Vietjet Air đã không ngừng phát triển trong những năm qua. Năm 2013, Vietjet Air chi hơn 9 tỷ USD để thuê và mua 100 máy bay Airbus và được coi là sự bứt phá mạnh mẽ của một hãng hàng không tư nhân non trẻ.

Trong giai đoạn 2014 – 2016, Vietjet đã chiếm 29% thị phần và cạnh tranh khốc liệt với Vietnam Airlines. Đến thời điểm hiện tại, Vietjet Air đã không còn xa lạ với hầu hết người dân trong nước, thậm chí những người còn khó khăn vẫn có thể sử dụng dịch vụ hàng không để di chuyển quãng đường dài.

Năm 2017, cổ phiếu Vietjet chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với vốn hóa thị trường đạt 1,4 tỷ USD. Vietjet sau đó được đông đảo khách hàng ưa chuộng và chiếm tới 41,2% thị phần vào năm 2019. Từ một hãng hàng không tư nhân “sinh sau đẻ muộn”, Vietjet đã trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 Đông Nam Á, vượt mặt cả Vietnam Airlines và AirAsia.

Không chỉ giúp hàng triệu người Việt được “bay”, bà Thảo còn thường xuyên làm thiện nguyện, ủng hộ tiền lương của mình vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, nâng cao đời sống xã hội.

Nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam: Từng làm việc 21 tiếng mỗi ngày, đề cao sự chăm chỉ và đặt chữ tín lên hàng đầu
Ngoài “ghế nóng” Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT HDBank, Chủ tịch HĐQT Sovico Group và một số công ty nhỏ khác.

“Bàn tay vàng” trong làng bất động sản

Ngoài “ghế nóng” Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT HDBank, Chủ tịch HĐQT Sovico Group và một số công ty nhỏ khác. Trong đó, bà Thảo ghi đậm dấu ấn trên thương trường với những thương vụ kinh doanh táo bạo, thậm chí được nhiều người đánh giá là “quá sức với một người phụ nữ”.

Theo tìm hiểu, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là người sáng lập ra Sovico Group, tiền thân là Sovico Holdings - một trong sáu thành viên sáng lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nga. Sovico chuyên cung cấp những sản phẩm - dịch vụ tài chính, ngân hàng, bất động sản, hàng không, công nghiệp và là cổ đông lớn của HDBank, Vietjet Air.

Kể từ khi trở thành Phó Chủ tịch thường trực HĐQT HDBank từ năm 2008, bà Nguyễn Thị Phương Thảo “nổi tiếng” với 2 thương vụ M&A lớn là sáp nhập DaiABank vào HDBank và mua công ty tài chính SGVF từ ngân hàng Société Générale (Pháp). Sau đó, bà Thảo cho SGVF liên doanh với đối tác Nhật, trở thành HD SAISON. Nhờ 2 thương vụ này, HDBank tăng trưởng nhanh chóng, lọt top những ngân hàng lớn trên thị trường.

Không chỉ dừng lại ở đó, lĩnh vực bất động sản cũng được bà Nguyễn Thị Phương Thảo quan tâm đầu tư, điển hình là thương vụ thâu tóm khu nghỉ dưỡng Furama Resort Danang. Thời điểm đó, công ty nắm giữ phần lớn cổ phần của Furama Resort Danang làm ăn thua lỗ nên rao bán suốt nhiều năm, nhân cơ hội này, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã tranh thủ đàm phán để mua lại.

Đến cuối năm 2005, Sovico do bà Thảo sáng lập đã mua lại toàn bộ vốn góp và trở thành chủ mới của Furama Resort Danang. Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo chính thức “soán ngôi” nữ doanh nhân Việt Nam đầu tiên sở hữu dự án 5 sao theo tiêu chuẩn châu Âu.

Hiện tại, Sovico Group của bà Nguyễn Thị Phương Thảo ngày càng “ăn nên làm ra”, còn HDBank vẫn tiếp tục kế hoạch của một ngân hàng bền vững và là một ngân hàng uy tín, cung cấp “kế sinh nhai” cho hàng triệu người lao động gặp khó khăn.

Với những thành công ở thời điểm hiện tại, những nghiên cứu về bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã được đưa vào chương trình giảng dạy của Harvard Bussines School. Trái ngược với ngoại hình nhỏ nhắn, nữ tỷ phú tự thân duy nhất của Việt Nam ngày càng nâng tầm vị thế của mình, dấn thân sang các thương trường quốc tế.

Vietjet muốn mở đường bay mới qua Cảng hàng không Thọ Xuân

Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) cùng đoàn công tác vừa đến thăm và làm ...

6 tháng đầu năm, Vietjet phát triển mạnh đường bay quốc tế, tiếp tục có lãi sau soát xét

Thúc đẩy thị trường nội địa, tiên phong phát triển mạnh thị trường quốc tế với: Ấn Độ, Úc, Kazakhstan, Indonesia, Công ty Cổ phần ...

Vietjet báo lãi 137 tỷ đồng sau kiểm toán

Công ty CP Hàng không VietJet (HOSE: VJC) vừa công bố báo cáo soát xét bán niên 2023 thực hiện bởi PwC Việt Nam. Sau ...

Ngọc Bích

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán