Chẳng hạn, tại Ngân hàng ACB của vị chủ tịch trẻ Trần Hùng Huy, theo Báo cáo tài chính công bố, tại thời điểm cuối năm 2023, nợ xấu tại ACB lên tới 5.887 tỷ đồng, tương ứng tăng 93,4% so với cuối năm 2022.
Tỷ lệ nợ xấu theo đó tăng từ mức 0,74% lên mức 1,22%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng từ 2.165 tỷ đồng lên 3.898 tỷ đồng. Có thể thấy, cả nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn tại ACB đều tăng rất mạnh, gần gấp đôi trong năm 2023, điều này khiến ngân hàng phải tăng mạnh ngân sách trích lập dự phòng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2023 của ACB tăng lên tới 1.804 tỷ đồng, tăng 1.733 tỷ đồng so với năm 2022.
Hình minh họa. |
Tương tự, tỷ lệ nợ xấu của TPBank tại thời điểm cuối năm 2023 là 2,05%, giảm 0,93 điểm % so với quý trước, tuy nhiên con số này vẫn cao hơn so với mức 0,84% vào cuối năm 2022.
Việc tăng cường dự phòng trong quý cuối năm 2023 khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng này đạt 63,7% vào cuối năm 2023, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 135% vào cuối năm 2022, cho thấy chất lượng tài sản có thể còn suy giảm trong thời gian tới.
Theo giới chuyên gia dự báo, nợ xấu có thể sẽ tăng mạnh trong năm 2024 nếu Thông tư 02 hết hiệu lực vào tháng 6/2024, nhiều khả năng, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống sẽ tăng đột biến bởi các khoản nợ sẽ bắt đầu nhảy nhóm.
TS Nguyễn Duy Phương, Giám đốc tài chính của DGCapital đưa ra quan điểm, cái khó của các ngân hàng là xử lý dứt điểm nợ xấu. Việc xin gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng hay 1 năm thực chất là kiểu che đi con số thực tế. Hết thời gian gia hạn, nợ xấu của ngân hàng cũng sẽ trở lại nếu khách hàng không trả được nợ.
Hiện nay, các ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc xử lý nợ xấu, nhất là trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH14 hết hiệu lực, đồng thời phần lớn các nội dung của Nghị quyết 42 không được luật hóa trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024 vừa được ban hành.
"Việc thu hồi nợ hiện nay rất khó khăn. Trong khi đó, sức mua của thị trường chưa mấy cải thiện khiến khả năng và tiến độ trả nợ của doanh nghiệp sụt giảm, kéo theo nợ xấu đi lên", TS Phương nêu quan điểm.
Tổ chức FiinRatings cũng cho rằng, năm 2024, tình hình kinh tế khó khăn đang gây áp lực không nhỏ đến khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp. Hệ quả là, nợ xấu đang có xu hướng gia tăng trên toàn ngành ngân hàng.
Chính vì vậy, các ngân hàng vẫn đang trông chờ vào câu trả lời của Ngân hàng Nhà nước về việc gia hạn bao lâu cho Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu thời gian trả nợ thêm 6 tháng đến 1 năm, để khách hàng có thời gian trả nợ, ngân hàng giảm áp lực dự phòng.
Dẫu vậy, độ rủi ro nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu vẫn là điều lo ngại. Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI dự báo, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 sẽ không có nhiều thay đổi so với năm 2023, do cuối năm là giai đoạn các ngân hàng đẩy mạnh xóa nợ xấu và nền kinh tế phục hồi mạnh hơn.
Tuy nhiên, điều các chuyên gia của SSI lưu ý đó là các khoản nợ có vấn đề bao gồm nợ nhóm 2, khoản vay tái cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp quá hạn và khoản vay cũ vẫn cần được giám sát chặt chẽ.
Bên cạnh đó, nếu dự thảo sửa đổi Thông tư số 16/2021/TT-NHNN với quy định nới lỏng việc hạn chế đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng được thông qua, không loại trừ khả năng một phần rủi ro tín dụng sẽ quay về các ngân hàng tích cực mua lại trái phiếu doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ xấu lập đỉnh mới, chi phí dự phòng bào mòn lợi nhuận ngân hàng Nợ xấu tăng cao là nguyên nhân cốt lõi khiến các nhà băng phải tăng mạnh trích lập dự phòng, làm “bào mòn” đi lợi ... |
Bất động sản thế chấp đạt trên 375 nghìn tỷ, nợ xấu tăng vọt, VIB ồ ạt rao bán loạt tài sản thu hồi vốn Những tháng đầu năm 2024, VIB đang ồ ạt rao bán hàng loạt nhà đất với mức giá chỉ từ vài trăm triệu đến vài ... |
Vân Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|