Nỗ lực tối ưu chi phí, lợi nhuận Nước Giải khát Yến Sào Khánh Hoà (SKV) vẫn tiếp tục giảm

(Banker.vn) Trong quý III/2023, mặc dù các chi phí đã được tiết giảm nhưng lợi nhuận và doanh thu của Nước Giải khát Yến Sào Khánh Hoà vẫn giảm lần lượt là 27% và 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Nỗ lực tối ưu chi phí, lợi nhuận Nước Giải khát Yến Sào Khánh Hoà (SKV) vẫn tiếp tục giảm
Công ty CP Nước Giải khát Yến Sào Khánh Hoà (SKV: UPCOM) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2023

Công ty CP Nước Giải khát Yến Sào Khánh Hoà (SKV: UPCOM) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2023 ghi nhận doanh thu thuần đạt 419,5 tỷ đồng, giảm 27 % so với năm ngoái. Trong khi đó, giá vốn bán hàng giảm 30% xuống mức 337,5 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận gộp đạt 82 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong kỳ, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm xuống lần lượt 1,4 tỷ đồng, 35,9 tỷ đồng và 14,9 tỷ đồng tương đương 33%, 2% và 27% so với cùng kỳ năm 2022. Khấu trừ chi phí, SKV đạt 24,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 10 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng năm 2023, doanh thu thuần SKV đạt 1.520 tỷ đồng, giảm 11%. Lợi nhuận sau thuế đạt 24,6 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022.

Năm 2023, Yến sào Khánh Hoà đặt mục tiêu mang về 2.150 tỷ đồng doanh thu và 103 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, nhích nhẹ so với thực hiện năm 2022. Như vậy, với kết quả trên, SKV hoàn thành được 71% và 24% kế hoạch năm.

Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Nước giải khát yến sào Khánh Hòa là 712,2 tỷ đồng, giảm 7% so với hồi đầu năm.

Chiếm phần lớn là tài sản ngắn hạn với 578,4 tỷ đồng. Trong đó, công ty có 5,5 tỷ đồng tiền mặt; hơn 57,5 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn; hơn 130 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng.

Kỳ này, hàng tồn kho của công ty ở mức 295,9 tỷ đồng, giảm 40% so với đầu năm. Nợ phải trả của Nước giải khát yến sào Khánh Hòa là 335,4 tỷ đồng, giảm nhẹ 14% so với hồi đầu năm. Chiếm phần lớn nợ phải trả Nước giải khát yến sào Khánh Hòa ngoài phải trả người bán ngắn hạn (97,2 tỷ đồng) là khoản phải trả người lao động 81,8 tỷ đồng.

Cuối tháng 9/202, SKV ghi nhận 30,3 tỷ đồng chi phí xây dựng ca bản dở dang, tăng gấp 8 lần so với hồi đầu năm, chủ yếu đang nằm ở các dự án như: Công trình Nhà máy tại cụm công nghiệp Sông Cầu, Công trình nghiên cứu đề tài “xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khoẻ từ tinh chất Yến Sào thiên nhiên Khánh Hòa”, cải tạo nhà hàng Vazdisum.

Nỗ lực tối ưu chi phí, lợi nhuận Nước Giải khát Yến Sào Khánh Hoà (SKV) vẫn tiếp tục giảm
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của SKV tăng gấp 8 lần

Bên cạnh đó, công ty còn có hai khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàng. Cụ thể, khoản vay Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Nha Trang để sung vốn lưu động, thời hạn cho vay tối đa 6 tháng.

Tiếp theo, là khoản vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Khánh Hoà để bổ sung vốn lưu động vay tối đa 4 tháng.

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của SKV là 376 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm.

Theo tìm hiểu, Tiền thân của Công ty CP Nước giải khát yến sào Khánh Hòa là Nhà máy Nước giải khát cao cấp yến sào Diên Khánh, trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa. Từ năm 2003, nhà máy này chính thức đi vào hoạt động và trở thành nhà máy đầu tiên thuộc ngành nghề yến sào sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực chế biến sản phẩm yến sào đảo thiên nhiên Khánh Hòa.

Đến năm 2016, công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Tới tháng 11/2017, cổ phiếu SKV chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM. Bắt đầu từ đây, doanh nghiệp đã có những bước tiến dài trong sản xuất kinh doanh; doanh thu hàng năm luôn duy trì trên ngưỡng 1.000 tỷ đồng và tăng trưởng khá đều đặn.

Cụ thể, năm 2017, công ty đạt doanh thu 1.015 tỷ đồng; đến năm 2019 doanh thu tăng vượt bậc, đạt 2.148 tỷ đồng. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất từ khi công ty cổ phần hóa đến nay. Năm 2022, công ty đạt doanh thu 2.117 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021.

Hiện tại, Sản phẩm của Sanest Khánh Hòa được phân phối qua hệ thống hàng nghìn nhà phân phối, đại lý, showroom trên toàn quốc, đồng thời được tiêu thụ ở nhiều thị trường trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Úc, Canada và các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Lào, Campuchia…

Trong năm 2023, công ty đã ký kết Hợp đồng thuê đất chính thức tại CỤm Công Nghiệp Sông Cầu để nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy NGKCC Yến Sào Khánh Hòa và tiến hành thi công xây dựng giai đoạn 1 của dự án.

Ngoài ra công ty cũng triển khai xây dựng chuỗi Nhà Yến Sanvinest đạt quy chuẩn, chất lượng cao. Thực hiện chuỗi liên kết sản phẩm, xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm để hướng đến phục vụ xuất khẩu.

Viconship (VSC) dự kiến phát hành hơn 12 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2022

Công ty CP Container Việt Nam (Viconship, HOSE: VSC) mới thông báo ngày 22/8 là ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm ...

Chi phí tăng mạnh, lợi nhuận Container Việt Nam (VSC) sụt sâu

Quý III/2023, mặc dù doanh thu của Container Việt Nam tăng trưởng đáng kể nhưng các khoản chi phí tăng mạnh “bào mòn” kết quả ...

Giá vốn tăng cao, lợi nhuận quý II của Cảng Xanh VIP (VGR) giảm mạnh

Giữa bối cảnh doanh thu gần như không biến động, chi phí giá vốn bất ngờ tăng cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán