Sáng 15/2 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn 2024) tại chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình đã tổ chức lễ khai hội chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024.
Đây là lễ hội mở đầu cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm quần thể danh thắng Tràng An, trong đó có chùa Bái Đính được UNESCO công nhận, vinh danh là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á với cả hai tiêu chí văn hóa và thiên nhiên.
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và không khí linh thiêng |
Lễ khai hội chùa Bái Đính là một sự kiện trọng đại trong văn hóa tâm linh Việt Nam, thu hút hàng ngàn đạo hữu và du khách đến tham gia |
Nhiều chức sắc tôn giáo và chính quyền địa phương có mặt tại lễ khai hội |
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc lễ hội |
Ông Đoàn Minh Huấn, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình đánh trống khai hội |
Sau tiếng trống khai hội là lễ dâng hương cầu nguyện cho năm mới an khang thịnh vượng |
Từ nhiều năm nay, cứ vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm, chùa Bái Đính lại đón hàng nghìn tăng ni, phật tử cùng du khách thập phương về trẩy hội, chiêm bái, lễ phật, cầu nguyện cho năm mới an khang thịnh vượng, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa |
Đại diện Ban Quản lý khu du lịch Tam Chúc và chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) cho biết, ngày khai hội dự kiến có khoảng hơn 1 vạn người đến trẩy hội, chiêm bái, lễ Phật |
Theo Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Trụ trì chùa Bái Đính, lễ hội chùa Bái Đính khai hội từ mùng 6 tháng Giêng kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Đây là dịp để Phật tử cả nước hành hương về miền đất Phật |
Trong phần sân khấu do Nhà hát Chèo Ninh Bình thực hiện, tái hiện lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước thời điểm xung trận và lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế |
Khoảng 1.000 năm trước, tại Kinh đô Hoa Lư, ba triều đại vua liên tiếp xuất hiện: Nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại này đều tập trung quan tâm đến đạo Phật và coi đó là Quốc giáo |
Ngoài những hoạt động tôn giáo, lễ khai hội chùa Bái Đính còn tạo ra cơ hội cho người dân và du khách tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và giải trí |
Du khách thảnh thơi đi lễ tại chùa Bái Đính. Không còn cảnh chen chúc như mọi năm |
Quần thể chùa Bái Đính hiện nay rộng 1.700 ha, bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, chùa Bái Đính mới và các khu vực khác như: Công viên văn hóa và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh, được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa thung lũng và núi đá, là cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc của chùa mới mang đậm nét truyền thống, hoành tráng và đồ sộ. Vì vậy, chùa nhanh chóng trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Khu chùa Bái Đính mới được tôn vinh là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Bái Đính cổ, còn gọi là Bái Đính cổ tự, nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800m về phía Nam. Năm 1997, chùa được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù chùa có lịch sử từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn - Tây trấn Hoa Lư, nhưng chùa Bái Đính cổ mang nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật đặc trưng của thời Lý. Ngày 28/2/2012, chùa Bái Đính lập kỷ lục với 8 danh hiệu chùa lớn nhất châu Á. |
Chí Tâm - Thế Đại
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|