Nhu cầu margin của thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

(Banker.vn) So sánh với điểm số thị trường, tỷ lệ dư nợ margin/vốn hóa thị trường tiến sát vùng đỉnh trong bối cảnh VN-Index loanh quanh trong việc giữ mốc 1.100 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang mạnh dạn hơn trong việc vay nợ để đầu tư dù VN-Index vẫn "hụt hơi".

Theo thống kê, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán tại thời điểm cuối quý III/2023 tăng 15.000 tỷ lên ngưỡng 165.000 tỷ đồng, tương đương giai đoạn cuối quý III năm ngoái. So với đầu năm nay, con số này đã tăng 43.000 tỷ đồng.

Nhu cầu margin của thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Trong đó, dư nợ cho vay chủ yếu đến từ việc cho vay margin với 159.000 tỷ đồng, tăng khoảng 17.000 tỷ so với cuối quý II, còn lại là ứng trước tiền bán cho nhà đầu tư. Đây là quý thứ 2 liên tiếp, dư nợ margin có sự gia tăng so với thời điểm cuối quý trước. Chưa kể, số dư nợ margin chưa bao gồm cho vay 3 bên hay các "kho" chưa được thống kê.

Đây cũng là lần đầu tiên sau hơn một năm (từ quý I/2022), thị trường ghi nhận trở lại 6 công ty chứng khoán có dư nợ cho vay trên 10.000 tỷ đồng. Cụ thể, Chứng khoán VNDirect và Chứng khoán TP HCM (HSC) đã trở lại danh sách, trong khi Mirae Asset, Chứng khoán SSI, Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) và Chứng khoán VPS tiếp tục duy trì mức dư nợ cho vay vạn tỷ.

Theo báo cáo tài chính quý III/2023, hầu hết các công ty chứng khoán đều ghi nhận dư nợ cho vay vào cuối quý tăng so với thời điểm 30/6. Riêng tại top 10 công ty chứng khoán có dư nợ cho vay lớn nhất thị trường, ngoại trừ VPS và Chứng khoán KIS ghi nhận sụt giảm nhẹ, toàn bộ các tên tuổi còn lại đều đã mở rộng quy mô hoạt động cho vay trong quý vừa qua.

Trong đó, SSI, TCBS, HSC, VNDirect và Chứng khoán MB ghi nhận dư nợ cho vay tăng trên nghìn tỷ trong quý III. TCBS là công ty chứng khoán có dư nợ cho vay tăng mạnh nhất, tăng hơn 2.600 tỷ đồng lên mức 12.827 tỷ. Hai công ty dẫn đầu về dư nợ là Mirae Asset và SSI tăng lần lượt 282 tỷ và 1.830 tỷ đồng so với cuối quý II.

Đáng chú ý, tại cùng thời điểm 30/9/2023, vốn hoá hai sàn HoSE và HNX đạt hơn 4,93 triệu tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn hoá hai sàn ước đạt khoảng 3,3%. Con số này tiếp tục tăng 0,1 điểm % so với thời điểm cuối quý II và ngày càng tiến sát với mức cao nhất được ghi nhận trong giai đoạn quý III/2022 (3,4%). Cần lưu ý, phần lớn dư nợ cho vay trên thị trường hiện là cho vay margin.

So sánh với điểm số thị trường, tỷ lệ dư nợ margin/vốn hóa thị trường tiến sát vùng đỉnh trong bối cảnh VN-Index loanh quanh trong việc giữ mốc 1.100 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang mạnh dạn hơn trong việc vay nợ để đầu tư dù VN-Index vẫn "hụt hơi".

Mới đây, Chứng khoán SSI thông báo đã quyết định xin ý kiến cổ đông thông qua phương án chào bán hơn 151 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành hơn 302 triệu cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tổng số tiền thu được dự kiến nếu thực hiện 100% quyền là 2,3 nghìn tỷ đồng. Thời gian phát hành dự kiến giai đoạn 2023-2024 hoặc giai đoạn khác sau khi được HĐQT phê duyệt.

Chứng khoán SSI cho biết mục đích của chào bán cổ phiếu nhằm bổ sung vốn cho hoạt động đầu tư và hoạt động cho vay ký quỹ. Động thái tăng vốn của công ty chứng khoán đầu ngành này phần nào cho thấy nhu cầu margin của thị trường vẫn khá cao, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Nhận định chứng khoán ngày 25/10: Áp lực điều chỉnh lớn quanh ngưỡng 1.140 điểm

Với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, VN-Index nhiều khả năng sẽ đối mặt áp lực điều chỉnh lớn trở lại ...

Thị trường chứng khoán ngày 25/10/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Thanh khoản "kém sắc", VN-Index vẫn bật tăng; Một tổ chức mua 7% vốn của Tập Đoàn ECI; Dragon Capital trở lại làm cổ đông ...

Lợi suất trái phiếu kho bạc về dưới 5%, DowJones bắt đầu phục hồi

Trong ngày hôm qua, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm và 30 năm đã về dưới 5%.

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán