Đón khách du lịch Trung Quốc trở lại, làm gì để hạn chế tour 0 đồng? Du lịch Đà Nẵng đã sẵn sàng đón khách Trung Quốc trở lại Quảng Ninh: Siêu du thuyền chở gần 1.000 du khách Trung Quốc đến Hạ Long |
Dịp Tết Nguyên đán, thống kê của Agoda cho thấy lượng tìm kiếm thông tin từ Trung Quốc đến Việt Nam đã gần như quay lại mức trước đại dịch. Theo đó, khách Trung Quốc quan tâm du lịch đến Việt Nam vào năm 2024 đạt 95% so với năm 2020 - thời điểm trước khi áp dụng các hạn chế đi lại do đại dịch Covid-19. Sự quan tâm trở lại của khách du lịch Trung Quốc đại lục được đánh giá là một dấu hiệu cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch Việt Nam trong năm 2024.
Khách du lịch Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN |
Trong tháng 1/2024, Trung Quốc đóng góp 242.000 lượt khách, tăng mạnh so với tháng trước, dẫn đầu về lượng khách nước ngoài tới Việt Nam (inbound). Nếu tính trong năm 2023, Việt Nam đón hơn 1,74 triệu lượt khách Trung Quốc, tăng tới 376% so với năm trước.
Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Trung Quốc là thị trường outbound lớn nhất thế giới với gần 155 triệu lượt khách đi du lịch nước ngoài năm 2019. Trung Quốc cũng là thị trường chi tiêu cho du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới với 255 tỷ USD năm 2019.
Đối với Việt Nam, thời điểm trước dịch Covid-19, Trung Quốc luôn là thị trường gửi khách lớn nhất với hơn 5,8 triệu lượt khách vào năm 2019, chiếm 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Giai đoạn 2015 - 2019, lượng khách Trung Quốc tăng 3,3 lần từ 1,78 triệu lượt lên 5,8 triệu lượt. Tỷ trọng khách Trung Quốc trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng dần, từ 23% vào năm 2015 lên 32% vào năm 2019.
Kết quả điều tra khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cũng cho thấy, khách Trung Quốc chi tiêu trung bình 1.022 USD cho 1 chuyến đi, cao hơn một số thị trường gần như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á. Với mức chi tiêu này, nguồn thu từ khách Trung Quốc năm 2019 đạt khoảng 5,9 tỷ USD, chiếm 32% tổng thu từ khách du lịch quốc tế của Việt Nam.
Năm 2020, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng về tìm kiếm các thông tin du lịch ở Việt Nam. Du khách đến từ quốc gia này lựa chọn Việt Nam vì nền văn hóa phong phú và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2021 và lệnh đóng cửa biên giới đã khiến lượng khách này đến Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng. Sau khi mở cửa trở lại, mức độ tìm kiếm về Việt Nam của khách Trung Quốc trong hai năm 2022 và 2023 cũng chỉ đạt 3% so với năm 2020.
Hiện, du lịch Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc khi TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng và đảo ngọc Phú Quốc lọt vào top 5 lựa chọn hàng đầu của du khách Trung Quốc, so với top 5 năm 2020 là TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hà Nội, Đà Nẵng và Phan Thiết.
Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng. Theo Cục Du lich quốc gia Việt Nam, du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế, cơ sở để đạt được mục tiêu đề ra.
Trong đó, về tình hình trong nước, chúng ta đảm bảo sự ổn định chính trị, đó là điều kiện quan trọng, tiên quyết. Ngoài ra, chúng ta có một môi trường thuận lợi, môi trường đầu tư kinh doanh du lịch đang rất sáng so với khu vực và trên thế giới. Đồng thời, có nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa đa dạng, phong phú, được quốc tế công nhận.
Du lịch Việt Nam trong năm qua cũng đã được quốc tế ghi nhận với rất nhiều giải thưởng. Việc được các tổ chức quốc tế ghi nhận sẽ giúp cho các quốc gia khác tin tưởng và ưu tiên lựa chọn gửi khách sang Việt Nam.
Với những kỳ vọng đặt ra, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết sẽ tăng cường hơn nữa việc xúc tiến, quảng bá du lịch đến thị trường quốc tế. Trong đó, sẽ đẩy mạnh việc phối hợp với các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cũng như phối hợp với các doanh nghiệp, các địa phương trong nước để tạo ra các sản phẩm chất lượng để giới thiệu, quảng bá tới các thị trường.
Bảo Thoa
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|