Tại Phiên làm việc thứ nhất Đại hội IV Công Đoàn Công Thương Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028, người lao động ngành Công Thương đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Báo cáo Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Đoàn chủ tịch Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028 |
Ông Quách Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Ban Thường vụ Công đoàn Công Thương Việt Nam đã triển khai, lấy ý kiến tham gia của các cấp công đoàn, đoàn viên, người lao động trong ngành.
Theo đó, các ý kiến cơ bản thống nhất với bố cục dự thảo Báo cáo, báo cáo có sự đổi mới về bố cục, thể hiện được quan điểm tư duy mới, khoa học: Có đánh giá tổng quát kết quả hoạt động công đoàn nhiệm kỳ qua; xác định các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát nhiệm kỳ 2023 - 2028; tập trung phân tích tình hình thực hiện thời gian qua, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế; từ đó đề ra phương hướng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ 2023 - 2028 theo từng nhóm vấn đề trong chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Tuy nhiên, đoàn viên Công đoàn Công Thương Việt Nam còn một số ý kiến đề xuất: Tại mục IV: “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước”, mục này nên tách thành hai chuyên đề riêng, chuyên đề về công tác tuyên truyền, vận động và chuyên đề về công tác thi đua. Vì công tác thi đua là nội dung mà công đoàn vừa tổ chức phát động, vừa phối hợp tham gia thực hiện hằng năm, do đó không nên ghép hai nội dung này vào một mục.
Bên cạnh đó, các công đoàn cơ sở đề nghị tách công tác Nữ công ở phần các nhiệm vụ, giải pháp thành một mục riêng như các chuyên đề khác.
Ông Quách Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trình bày Báo cáo đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam |
Về nội dung của dự thảo Báo cáo phần đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, theo Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam, các ý kiến tham gia thảo luận đều cho rằng, dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, nội dung bao quát đầy đủ, phản ánh toàn diện thực tiễn kết quả hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2018 - 2023, có nhiều đổi mới, sáng tạo, đạt hiệu quả; đồng thời dự thảo Báo cáo đã đưa ra nhận xét, đánh giá sát thực thẳng thắn, nhìn nhận, chỉ ra các hạn chế, khuyết điểm, để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, vừa có tính lý luận khoa học, vừa có căn cứ thực tiễn cụ thể, là cơ sở xác định những định hướng, nội dung nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cần tập trung thực hiện nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Cùng với sự nhất trí cao về đánh giá kết quả hoạt động công đoàn trong nhiệm kỳ qua, các ý kiến tham gia cơ bản nhất trí với những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ tới. Bên cạnh đó, có một số ý kiến đề xuất, đề nghị bổ sung, sửa đổi một số nội dung:
Trong mục I. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, các công đoàn cơ sở đề xuất bổ sung thêm một số nhận định, đánh giá về doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; việc tuân thủ đúng pháp luật của doanh nghiệp; những khó khăn trong công tác phát triển đoàn viên.
“Tại mục 1.1. Nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động… đề nghị bổ sung thêm nội dung về kết quả công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước tham gia với người sử dụng lao động ban hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” - ông Quách Văn Ngọc nêu.
Phiên làm việc thứ nhất Đại hội IV Công đoàn Công Thương Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 |
Về mục tiêu, chỉ tiêu và khâu đột phá nhiệm kỳ 2023 - 2028: Dự báo tình hình quốc tế và trong nước: Dự thảo Báo cáo chưa có dự báo về những thuận lợi, khó khăn trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, khó khăn trong hoạt động công đoàn khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và khi tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thực thi các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đề xuất bổ sung thêm nội dung này vào trong dự thảo Báo cáo.
Các chỉ tiêu phấn đấu: Tại chỉ tiêu: Hàng năm, ít nhất 80% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; ít nhất 80% công đoàn cơ sở khu vực nhà nước và 55% công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.
“Ở chỉ tiêu này đề xuất tăng tỷ lệ công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ từ 55% điều chỉnh tăng lên 65%, vì tỷ lệ công đoàn cơ sở xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hàng năm hiện nay đã đạt gần 80%” - ông Quách Văn Ngọc nêu ý kiến.
Thảo luận tại tổ về các văn kiện Đại hội |
Các đại biểu đóng góp ý kiến |
Nhóm Phóng viên
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|