Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng qua các năm và ở mức tương đối cao, tuy nhiên cổ đông Sacombank đã không được nhận cổ tức liên tục 8 năm qua. Được biết, lần gần nhất ngân hàng Sacombank chia cổ tức đã là từ năm 2015.
Mặc dù vậy, trong năm 2023, Sacombank tiếp tục đề xuất giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022, đưa lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế lên đến hơn 12.672 tỷ đồng và tiếp tục “chưa” chia cổ tức.
ĐHĐCĐ của Sacombank dự kiến tổ chức vào ngày 26/4 tới đây và vấn đề cổ tức tại nhà băng này dự kiến sẽ "nóng trở lại" |
Để trả lời cho câu hỏi này, cần nhìn lại từ những năm 2004, khi đó ông Trầm Bê đang tham gia vào Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank). Tới năm 2012, ông Trầm Bê đã rời khỏi Southern Bank và bất ngờ được bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực của ngân hàng Sacombank.
Sang đến năm 2014, sự yếu kém trong kinh doanh của Southern Bank ngày càng lộ rõ, lợi nhuận trước thuế năm 2014 của Southern Bank chỉ đạt vỏn vẹn 17,12 tỷ đồng (hoàn thành 4,76% kế hoạch). Trong khi đó, nợ xấu của Southern Bank tăng khá mạnh, ở mức 2.553 tỷ đồng, chiếm 5,89% tổng dư nợ, tăng 948 tỷ đồng so với năm 2013 (riêng tổng dư nợ xấu đã bán cho VAMC trong năm là 619 tỷ đồng).
Một năm sau đó, Southern Bank đã chính thức “bay màu” khỏi bản đồ các ngân hàng và sáp nhập vào ngân hàng Sacombank. Sacombank theo đó đã tiếp nhận toàn bộ tài sản, nhân sự, mạng lưới, số liệu cũng như quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Southern Bank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ của khách hàng, đối tác, cổ đông của cả hai ngân hàng.
Tới năm 2017, vụ đại án Trầm Bê bị công an khởi tố, quy mô của vụ án thời điểm đó lên đến hơn 6.000 tỷ đồng, theo đó đã chấm dứt chuỗi ngày ông Trầm Bê tham gia vào vị trí lãnh đạo tại Sacombank.
Hiện nay, dù đã sang năm thứ 8 sáp nhập, tuy nhiên những vấn đề tồn đọng của Southern Bank với Sacombank vẫn còn hiện hữu ở trong báo cáo tài chính. Chính vì vậy, mặc dù trong năm 2023 Sacombank đã tiếp tục trình Ngân hàng Nhà nước cho chia cổ tức nhưng đều bì bác bỏ.
Trong năm 2023, Sacombank đã quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu, theo ước tính của ngân hàng gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng đã được xử lý thành công, nâng tổng mức thu hồi lũy kế lên gần 95.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính, số chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành (chủ yếu là trái phiếu VAMC) đã giảm từ 21.514 tỷ đồng về 16.433 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 4.000 tỷ đồng so với cuối quý III và giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Ngân hàng đã trích lập được 14.603 tỷ đồng dự phòng cho số còn lại này.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm ngoái, cổ đông Sacombank từng chất vấn lãnh đạo ngân hàng này vì sao lợi nhuận cao, giá cổ phiếu tăng nhưng nhiều năm liền không chia cổ tức.
Trả lời ý kiến của cổ đông, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank cho biết, Sacombank hiện đang trong diện tái cơ cấu, ngân hàng đã cơ bản xử lý xong nợ xấu, còn điều kiện duy nhất là đấu giá cổ phần của ông Trầm Bê và bên liên quan. Trong năm 2023, Sacombank sẽ giải quyết xong vấn đề đấu giá số cổ phiếu trên. Khi hoàn thành tái cơ cấu mới có thể tiến hành chia cổ tức cho cổ đông.
Chủ tịch Sacombank cũng nhấn mạnh, 2023 là năm cuối cùng trong quá trình tái cơ cấu và sang năm 2024 sẽ dùng 100% lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức.
Do vậy, ĐHĐCĐ sắp tới của Sacombank đang được rất nhiều cổ đông mong đợi, cổ đông của ngân hàng có thể sẽ nhận được câu trả lời cụ thể cho vấn đề này tại đại hội năm nay. Đại hội dự kiến tổ chức vào ngày 26/4 tại TP Hồ Chí Minh, ngày chốt quyền tham dự là 14/3 tới đây.
Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị mua với kỳ vọng tăng giá 29% Cổ phiếu ngân hàng này có mức định giá hấp dẫn khi tỷ lệ P/B hiện tại là 1,1x thấp hơn so với trung bình ... |
Lợi nhuận tăng 51%, Sacombank hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2023 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng, qua đó hoàn ... |
Đình Tư
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|