Nhiều đối tượng giả mạo thông tin của các công ty quản lý quỹ để lừa đảo

(Banker.vn) Các đối tượng sử dụng tên, logo, thông tin của các công ty quản lý quỹ để lập các website, tài khoản facebook,… thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Việt dẫn đầu các quỹ mở trái phiếu nội địa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên tiếp xử phạt 3 doanh nghiệp vi phạm

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng về việc các đối tượng sửu dụng sử dụng tên, logo, thông tin của một số công ty quản lý quỹ để lập các website, tài khoản facebook,… nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư.

Cụ thể, các đối tượng đã sử dụng tên, logo, thông tin của một số công ty quản lý quỹ (Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam, Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital…) để lập các website, tài khoản facebook, telegram… nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư.

Do đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng, kiểm tra, đối chiếu các thông tin trước khi giao dịch, đầu tư theo thông tin tại các website hoặc tài khoản trên mạng xã hội.

Nhiều đối tượng giả mạo thông tin của các công ty quản lý quỹ để lừa đảo
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cảnh báo tình trạng mạo danh công ty quản lý quỹ để lừa đảo

Để tránh bị lừa, trước khi thực hiện một giao dịch với đơn vị nào đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu về các dịch vụ, sản phẩm đầu tư của các công ty quản lý quỹ được Ủy ban Chứng khoán cấp phép tại website của các công ty quản lý quỹ.

Trước đó, tháng 1/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cảnh báo tới nhà đầu tư về hoạt động cung cấp dịch vụ về chứng khoán trên không gian mạng.

Theo đó, một số doanh nghiệp có dấu hiệu thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán thông qua hệ thống website và các app giao dịch (Công ty Cổ phần Đầu tư Con Đường Xanh (Greenway Investment) với website “www.greenstock.vn” và ứng dụng “Greenstock”,…), khi không được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, khi có tranh chấp xảy ra, khách hàng không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Do đó, nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.

Đợt tháng 10/2022, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng khuyến cáo nhà đầu tư về việc một số doanh nghiệp đã thiết lập các website, app giao dịch (Passion Invest, Tikop, Infina, Savenow, BUFF…) quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ để huy động vốn của nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

PV

Theo: Báo Công Thương