Nhận định xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào hệ thống phân phối quốc tế

(Banker.vn) Bộ Công Thương tổ chức thành công hội thảo “Xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế”.
Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nêu loạt quy định "mở rào" xúc tiến xuất khẩu nông sản Việt TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Diễn đàn xuất khẩu năm 2024 - ''Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá Quốc tế'' TP. Hồ Chí Minh mở cụm gian hàng tại sự kiện 'Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế'

Sáng ngày 7/6/2024, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương), chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế” tại TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo là một trong số nhiều hoạt động trong khuôn khổ Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” (Viet Nam International Sourcing 2024) do Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức từ ngày 6 đến ngày 8/6/2024 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC).

Xu hướng và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối quốc tế
Toàn cảnh Hội thảo "Xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế”

Hội thảo nhằm mục đích cung cấp thông tin cập nhật, nhận định chuyên sâu về những thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu, xu hướng tiêu thụ; xu thế phát triển, chuyển đổi của các mặt hàng nông sản, thực phẩm tại một số thị trường xuất khẩu trọng điểm; những khuyến nghị cụ thể để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như nắm bắt và thích ứng tốt hơn với các tiêu chuẩn mới về phát triển bền vững. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tham gia hội thảo có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ với các nhà nhập khẩu, thu mua nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, đưa các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào hệ thống phân phối quy mô lớn của nước ngoài.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng, mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023 nhưng xuất khẩu các sản phẩm của ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng ấn tượng, là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu, đóng góp tích cực vào thặng dư thương mại.

Xu hướng và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối quốc tế
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu khai mạc Hội thảo “Xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế”

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 53 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng nông sản tăng cả về giá trị và lượng như gạo, rau quả, cà phê, hạt điều. Với những ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cùng ưu đãi từ 16 FTA song phương và khu vực đã ký kết và đang thực thi với nhiều đối tác trên thế giới mà đặc biệt là CPTPP, EVFTA, liên tiếp trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản và thực phẩm duy trì tốc độ tăng trưởng trên hai con số. Các FTA đã tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chiến lược và có thế mạnh nhờ cam kết cắt giảm thuế quan, đặc biệt đối với các sản phẩm chế biến; đồng thời tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao vào khu vực nông nghiệp, tham gia sâu, bền vững vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cùng đồng hành với những nỗ lực của các doanh nghiệp, trong những năm vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng các Bộ, ngành đã phê duyệt, triển khai nhiều chính sách, đề án quan trọng và cấp thiết để thúc đẩy sản xuất, chế biến, và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Những đề án này đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn; khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài trên cơ sở phát huy thế mạnh và khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Cũng trong phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhận định mặc dù ngành nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, trên thực tế chủ yếu Việt Nam vẫn xuất hàng thô, hàm lượng chế biến thấp, chiếm khoảng 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu, nên giá trị và mức độ cạnh tranh không cao. FFây rõ ràng không phải là hướng đi bền vững và hiệu quả. Ngoài ra, hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức từ việc tiêu chuẩn chất lượng hay các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa của các thị trường nhập khẩu ngày càng cao; chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng tại nhiều thị trường; hay xu hướng phát triển bền vững, giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng và tuân thủ.

Ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngành chế biến lương thực, thực phẩm đặc biệt là nông sản và thực phẩm chế biến là 1 trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của TP. Hồ Chí Minh, hàng năm đóng góp 14 - 15% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của Thành phố.

Những tháng đầu năm 2024, tình hình sản xuất của ngành chế biến lương thực, thực phẩm của Thành phố đã có sự phục hồi khởi sắc và tăng trưởng trở lại. Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2024 của ngành chế biến lương thực, thực phẩm của Thành phố đã tăng. Kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản của 4 tháng đầu năm 2024 đã tăng trưởng rất tốt, đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó mặt hàng gạo đạt gần 600 triệu USD tăng 74,5%, cà phê 377 triệu USD tăng 94,3%, hạt tiêu 132 triệu USD tăng 88%, thủy sản đạt 285,5 triệu USD tăng 47,5%, rau quả đạt 384,4 triệu USD tăng 56,3%.

“Để doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm lúc này cần nhất là các chính sách hỗ trợ vốn để đổi mới công nghệ sản xuất, thực hiện chuyển đổi số cũng như chuyển đổi mô hình sản xuất sang sản xuất xanh, tuần hoàn, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm. Song song đó, cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là những thị trường xuất khẩu mới tiềm năng”, ông Lữ phát biểu.

Xu hướng và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối quốc tế
Chuyên gia, diễn giả tham dự phiên toạ đàm tại Hội thảo “Xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế”

Với các vấn đề được nhận diện trên, tại hội thảo, Ban Tổ chức đã mời nhiều chuyên gia, diễn giả kinh nghiệm, có chuyên môn cao và góc nhìn đa dạng từ Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thương mại châu Á – Hoa Kỳ, các Tham tán Thương mại Việt Nam, đại diện một số tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài như Central Retail, Lulu, các công ty tu vấn, và một số doanh nghiệp trong ngành hàng nông sản và thực phẩm tham dự Hội thảo.

Qua đó, các chuyên gia, diễn giả, các doanh nghiệp đã chia sẻ góc nhìn đa chiều, bao trùm các lĩnh vực nổi bật từ nhu cầu, thị hiếu, cơ hội đến tiêu chuẩn, quy định, và thách thức tại các thị trường, các vấn đề được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm khi tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế.

Tiến Phòng

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục