Sau diễn biến tranh chấp mạnh từ phiên trước, thị trường bước vào phiên giao dịch mới với diễn biến thận trọng. Thị trường ở vùng giá đỏ chiếm phần lớn phiên giao dịch, tuy nhiên mức điểm giảm khá hạn chế. Nỗ lực nâng đỡ thị trường vẫn còn tiếp diễn nhưng mức độ hỗ trợ kém hơn so với các phiên trước. Kết phiên, VN-Index giảm 2,73 điểm (-0,22%), đóng cửa tại 1.227,31 điểm. Thanh khoản khớp lệnh giảm với 795 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.
Nhóm VN30 giảm 2,18 điểm (-0,18%), đóng cửa tại 1.239,9 điểm. Trong nhóm, có 13 mã đóng cửa với sắc xanh như TCB (+3,3%), SHB (+1,7%), VRE (+1,5%), VIB (+0,9%), VIC (+0,7%) …
Ngược lại, có 16 mã giảm giá như HDB (-2,6%), VCB (-1,9%), MWG (-1,7%), STB (-1,4%), FPT (-1,2%) … Với trạng thái giằng co mạnh của thị trường, diễn biến phân hóa tiếp diễn với nhiều cổ phiếu tăng giảm xen kẽ nhau.
Hầu hết các nhóm ngành đều có biến động tăng giảm ở mức thấp, nhóm Dầu khí khá nổi bật trong phiên nhưng cũng hạ nhiệt vào cuối phiên. Phần lớn cổ phiếu tăng giá là tại các cổ phiếu đơn lẻ trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Khối ngoại bán ròng mạnh trên sàn HOSE, với giá trị 938 tỷ đồng. Trong đó, họ bán mạnh tại HPG (-150 tỷ), VPB (-117 tỷ), MSN (-109,6 tỷ), MWG (-105,3 tỷ), STB (-96,3 tỷ) … Ở chiều ngược lại, họ mua nhiều tại DGC (+54,4 tỷ), ASM (+48,8 tỷ), PVD (+26,4 tỷ), CTD (+19,1 tỷ), LCG (+19 tỷ) …
Nhận định chứng khoán phiên 23/2
Khả năng kiểm định lại mốc 1.160 - 1.180: Theo chứng khoán TPS, sau chuỗi 7 ngày đi lên, thị trường đã có sự rung lắc nhẹ ở 2 phiên gần đây. Thông tin tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6% so với cuối năm 2023 cùng với mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục có xu hướng giảm sẽ tác động đến tâm lý thị trường.
Trong ngắn hạn, ở kịch bản lạc quan VN-Index có thể tiếp tục tăng lên vùng điểm 1.250 – 1.280 điểm trước khi một nhịp điều chỉnh xuất hiện. Ở kịch bản thận trọng hơn, chỉ số có thể kiểm định lại vùng kháng cự mạnh 1235 điểm. Nếu không vượt qua mốc này, khả năng chỉ số đảo chiều và kiểm định lại mức hỗ trợ 1.160-1.180 điểm sẽ khá cao.
Xu hướng rung lắc có thể sẽ tiếp tục: Với Chứng khoán BIDV, VN-Index có một phiên điều chỉnh nhẹ trong ngày hôm nay, kết phiên tại mốc 1.227.31 điểm, giảm gần 3 điểm so với hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 10/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành Bán lẻ dẫn đầu đà giảm, theo sau là ngành Công nghệ thông tin, Tài nguyên cơ bản,… Ở chiều ngược lại, ngành Truyền thông có một phiên giao dịch rất tích cực hôm nay.
Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên sàn HSX và mua ròng trên sàn HNX. Sau một đợt tăng dốc, áp lực chốt lời dần hiện rõ hơn, nhưng nhìn chung thanh khoản vẫn đang ủng hộ đà tăng của VN-Index. Xu hướng rung lắc có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong những phiên tới trong quá trình chỉ số trở về ngưỡng kháng cự 1.250.
Thị trường vẫn có khả năng được hỗ trợ: Theo Chứng khoán Rồng Việt, thị trường có phiên điều chỉnh sau khi động lực tăng điểm đã giảm đáng kể trong 2 phiên trước. Tuy nhiên mức giảm điểm khá hạn chế và thanh khoản giảm, cho thấy áp lực từ nguồn cung chưa quá lớn, dòng tiền vẫn có động thái hạ nhiệt và chờ vùng giá tốt hơn. Dự kiến trạng thái giằng co và điều chỉnh có thể vẫn xuất hiện trong phiên giao dịch tiếp theo, tuy nhiên vùng 1.220 điểm vẫn là vùng tạo động lực hỗ trợ cho thị trường.
Diễn biến tăng giảm điểm sẽ xen kẽ trong thời gian tới nhưng nhìn chung thị trường vẫn có khả năng được hỗ trợ và dần tiệm cận vùng kháng cự 1.250 điểm. Do vậy, nhà đầu tư cần đánh giá trạng thái cung cầu trên thị trường trong thời gian tới. Hiện tại nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ để nắm giữ hoặc mua tích lũy, tuy nhiên nên tận dụng cơ hội để chốt lời các cổ phiếu đã tăng nhanh đến vùng kháng cự
Dòng tiền tiếp tục công phá những kháng cự mới: Chứng khoán DSC nhìn dưới góc độ trung hạn, thị trường giữ được trạng thái cân bằng vài phiên trên vùng 1.220 điểm là điểm tựa để dòng tiền tiếp tục công phá những kháng cự mới.
Dòng tiền đang có xu hướng chảy vào tại nhóm dầu khí (BSR, PVD), nhóm KCN (IDC, ITA, SZC) và một nhóm vốn hóa nhỏ đơn lẻ (HNG, HQC, BCG,...)...
Thị trường phát tín hiệu giảm điểm, khối ngoại lại bán ròng kỷ lục Diễn biến giao dịch ngày 22/02, khối ngoại bán ròng trên toàn thị trường, tập trung chủ yếu tại HOSE với các mã bluechips như ... |
Đem về 2.000 tỷ đồng trong tháng đầu năm, PV Power dự báo giá CGM đi ngang Trong báo cáo mới đây, PV Power (POW) ước tính giá thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) là 1.450 đồng/kWh vào tháng 1/2024 (đi ... |
Dòng vốn ETF bị rút ròng, nhóm cổ phiếu bluechip liên tục bị xả Động thái bán cổ phiếu Viêt Nam của iShares Frontier and Select EM ETF tiếp diễn trong đầu năm, tập trung chủ yếu tại các ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|