Nhận định chứng khoán phiên 16/1: Vào nhịp tăng mới?

(Banker.vn) Nhìn dưới góc nhìn kỹ thuật, Chứng khoán Vietcombank cho rằng, VN-Index sẽ vẫn tiếp tục điều chỉnh nhưng sẽ sớm bước vào nhịp tăng mới...

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/1, sàn HOSE có 181 mã tăng và 311 mã giảm, VN-Index giảm 0,58 điểm (-0,05%) xuống 1.154,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 617,15 triệu đơn vị, giá trị 12.657,85 tỷ đồng, cùng giảm hơn 43% về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 57,5 triệu đơn vị, giá trị 1.124,22 tỷ đồng.

Cặp đôi VCB và BID đóng vai trò là các "má phanh". Kết phiên, VCB tăng gần 1,5% lên sát vùng giá cao nhất trong ngày 90.000 đồng/CP, đây cũng là mức giá cao nhất trong gần 6 tháng của cổ phiếu này, kể từ cuối tháng 7/2023. Trong khi đó, BID vẫn giữ mức tăng tốt hơn so với bối cảnh chung, đóng cửa tăng 1,3% lên mức 46.600 đồng/CP.

Nhận định chứng khoán phiên 16/1: Vào nhịp tăng mới?
VN-Index sẽ vẫn tiếp tục điều chỉnh nhưng sẽ sớm bước vào nhịp tăng mới

Cổ phiếu tăng tốt nhất nhóm ngân hàng là OCB khi đóng cửa tăng 2,68% lên mức 15.300 đồng/CP, là mức giá cao nhất trong khoảng 1,5 năm qua của cổ phiếu này. Đồng thời, thanh khoản OCB vẫn là sôi động so với thanh khoản thị trường khá yếu, với xấp xỉ 6 triệu đơn vị khớp lệnh thành công.

Mặc dù kết phiên số mã giảm điểm trong dòng bank chiếm tới 2/3, nhưng với sự dẫn dắt của cặp đôi lớn trên, cùng một số mã như HDB, MBB, VIB, OCB thoát hiểm thành công, đã giúp nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục duy trì đà tăng nhẹ, đi ngược xu hướng thị trường chung. Tuy nhiên, diễn biến ngược chiều này đã có phần đuối sức so với phiên cuối tuần trước ngày 12/1.

Về thanh khoản thì cặp đôi SHB và MBB vẫn sôi động nhất thị trường, lần lượt đạt 37,22 triệu đơn vị và hơn 25 triệu đơn vị, đóng cửa SHB giảm 1,2% xuống mức thấp nhất ngày, trong khi MBB vẫn giữ sắc xanh nhưng chỉ tăng 0,5% và đóng cửa ở vùng giá thấp nhất trong ngày 21.400 đồng/CP.

Mặt khác, cùng xu hướng kém khả quan của thị trường, nhóm cổ phiếu chứng khoán đã trở thành nhóm giảm mạnh nhất. Ngoại trừ duy nhất TVS đóng cửa tăng 0,2%, còn lại đều giảm sâu hơn, đáng kể là SSI, VND, FTS, CTS, AGR cùng giảm hơn 2%. Trong đó, SSI đóng cửa giảm 2,5%, VIX giảm 1,5%, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 21-22 triệu đơn vị.

Xét về vốn hóa thị trường, tâm điểm đáng chú ý là cổ phiếu vừa và nhỏ RDP đã được giải cứu sau 2 phiên nằm sàn và đã nóng trở lại. Đóng cửa, RDP tăng kịch trần lên mức 9.360 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh sôi động, đạt hơn 3,27 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 0,1 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, áp lực bán gia tăng mạnh, đặc biệt tập trung vào nhóm HNX30, đã khiến thị trường lùi sâu. Đóng cửa, sàn HNX có 61 mã tăng và 96 mã giảm, HNX-Index giảm 2,76 điểm (-1,2%) xuống 227,55 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 62,38 triệu đơn vị, giá trị 1.163,88 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,46 triệu đơn vị, giá trị 40,83 tỷ đồng.

Trên UPCoM, sau thời gian ngắn đầu phiên nỗ lực tìm lại mốc tham chiếu nhưng không thành, thị trường đã giật lùi và nới rộng biên độ giảm do lực bán dâng cao. Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,33%) xuống 86,61 điểm với 111 mã tăng và 115 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 24,29 triệu đơn vị, giá trị 350,76 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,4 triệu đơn vị, giá trị 115,35 tỷ đồng.

Nhận định chứng khoán phiên 16/1

Kháng cự ngắn hạn tại 1.160 điểm: Theo Công ty chứng khoán Đông Á ((DAS), khu vực VN-Index 1.160 điểm trở thành kháng cự ngắn hạn, thị trường phục hồi đầu giờ giao dịch nhưng nhanh chóng giảm trở lại khi nhóm ngân hàng phân hóa.

Thanh khoản toàn thị trường xuống mức thấp khi nhà đầu tư chờ đợi xu hướng rõ ràng hơn. Giai đoạn hiện nay chưa xuất hiện dòng cổ phiếu dẫn dắt, tuy nhiên nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào sự phục hồi trong năm 2024 từ tác động của chính sách vĩ mô.

Với chính sách lãi suất thấp kéo dài trong giai đoạn hiện nay, cổ phiếu bất động sản, thép và đầu tư công hưởng lợi trực tiếp từ chính sách tín dụng. Chỉ số VN-Index có thể đi ngang trong vùng 1.130-1.150 khi nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục.

Chiến lược có thể áp dụng là tích lũy cổ phiếu để đồng hành với xu hướng trung hạn của thị trường, quan tâm nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản dân cư, xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng và cổ phiếu bán lẻ.

Nhận định chứng khoán phiên 16/1: Vào nhịp tăng mới?
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index

Rủi ro đảo chiều có thể gia tăng: Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, nhiều khả năng VN-Index vẫn tiếp tục vận động rung lắc giằng co trong những nhịp tới và rủi ro đảo chiều có thể gia tăng trong trường hợp nhóm cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh.

Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ tham gia mua “trading” tỷ trọng thấp tại vùng hỗ trợ gần quanh 1.140 (+/-5) và ngược lại, bán giảm tỷ trọng với các mã đang nắm giữ tại các nhịp tăng chớm vượt đỉnh/chạm kháng cự.

Vẫn còn cơ hội vượt 1.160 điểm: Còn với Chứng khoán Tiên Phong (TPS), VN-Index kết phiên 15/01 với mức giảm nhẹ mặc dù đã sớm ghi nhận khoảng trống giá tăng ở đầu phiên và chỉ số đã có lúc vượt mốc 1.160 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời tăng cao tại đây một lần nữa đã khiến chỉ số đảo chiều.

Cùng với đó, việc thanh khoản sụt giảm mạnh và rơi khỏi mức trung bình 10 phiên gần nhất chứng tỏ sự thận trọng của dòng tiền mua mới khi chỉ số đã có 8 phiên giằng co tại vùng cản trên, đặc biệt sau khi phiên điều chỉnh cuối tuần trước đã khiến thị trường mất đi đường SMA 7 ngày.

Ở khung 1 giờ, việc chỉ báo RSI và MACD duy trì đà lao dốc phản ánh nhịp chỉnh vẫn đang được ủng hộ và chỉ số có khả năng kiểm định lại mốc hỗ trợ 1.150 điểm lần thứ 3. Nếu hỗ trợ này bị phá vỡ, chỉ số sẽ có cơ hội lùi về điểm cân bằng tại mức 1.130 điểm (nơi có sự hiện diện của đường SMA 20 ngày). Ngược lại, thị trường vẫn còn cơ hội để vượt mức 1.160 điểm trong nhịp này.

Sớm bước vào nhịp tăng mới: Công ty chứng khoán Vietcombank nhìn dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên hình thành nến tương tự nến inverted hammer cho thấy thị trường vẫn đang nằm trong nhịp điều chỉnh, tích lũy ngắn hạn.

Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo MACD và RSI vẫn đang cho tín hiệu bẻ ngang sau khi tạo đỉnh thứ nhất cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư khiến cho lực mua chủ động không còn mạnh mẽ.

Ở khung đồ thị giờ, hai chỉ báo nêu trên vẫn đang hướng xuống, và gần sát mức quá bán cho thấy VN-Index sẽ vẫn tiếp tục điều chỉnh nhưng sẽ sớm bước vào nhịp tăng mới.

Dòng tiền cá mập "rút chân", thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh

Diễn biến phiên giao dịch 12/01, dòng tiền cá mập liên tục "rút chân" khỏi thị trường. Nhóm Ngân hàng có tới 5 cổ phiếu ...

Khối ngoại mua ròng yếu ớt, tỷ giá đồng USD "vọt tăng" lên mốc 24.500 đồng

Diễn biến phiên giao dịch 15/01, tâm lý mua-bán của khối ngoại giằng co kịch liệt trên toàn thị trường, thanh khoản giảm sâu, tập ...

Hơn 2300 sinh viên tranh tài trải nghiệm đầu tư chứng khoán

Chiều ngày 15/01/2024, Cuộc thi Đầu tư chứng khoán sinh viên Việt Nam - INVESTMENT CHALLENGE thứ II đã chính thức khởi động vòng thi ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục