Nhà đầu tư nên nghĩ về kịch bản phân phối đỉnh của VN-Index

(Banker.vn) Một số dự báo cho rằng, thời của cổ phiếu nhóm "bank, chứng, thép" chưa thực sự tới, cho nên thị trường "khó lòng" đi lên. Cùng với đó, việc chỉ số giảm và thanh khoản tăng vọt trong phiên 8/6 đã khiến giới đầu tư nghĩ tới một kịch bản phân phối đỉnh...

Kịch bản phân phối đỉnh của VN-Index

Tuần từ 05 đến ngày 09/06/2023, hai chỉ số thị trường tiếp tục tăng điểm tích cực. VN-Index tăng 1,53% so với cuối tuần trước, lên 1.107,53 điểm. Còn với HNX-Index, chỉ số kết thúc tuần với 227,6 điểm, tăng 0,69%. Cùng đà với điểm số, thanh khoản trên cả 2 sàn đều tăng so với tuần trước. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 1 tỷ cp/phiên, tăng 9,5%. Thanh khoản bình quân trên sàn HNX cũng nhích nhẹ 1% lên hơn 132 triệu cp/phiên.

Bên cạnh VCB, một cổ phiếu ngân hàng khác là MBB cũng góp mặt trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất, tuy nhiên chỉ kéo tăng hơn 0,6 điểm. Ngược lại, ở nhóm kéo giảm xuất hiện tới 7 cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, gồm BID, VPB, CTG, HDB, ACB, TPB và EIB. Dù vậy, tổng điểm kéo giảm chỉ có hơn 3,4 điểm, kém xa điểm kéo tăng của VCB.

Một số dự báo cho rằng, thời của cổ phiếu nhóm "bank, chứng, thép" chưa thực sự tới, cho nên thị trường "khó lòng" đi lên. Cùng với đó, việc chỉ số giảm và thanh khoản tăng vọt trong phiên 8/6 đã khiến giới đầu tư nghĩ tới một kịch bản phân phối đỉnh.

Nhà đầu tư nên nghĩ về kịch bản phân phối đỉnh của VN-Index
Việc chỉ số giảm và thanh khoản tăng vọt trong phiên 8/6 đã khiến giới đầu tư nghĩ tới một kịch bản phân phối đỉnh

Tuy nhiên, lại có nhiều ý kiến cho rằng, thị trường sẽ khó chỉnh sâu trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang giảm, dòng tiền tiết kiệm có xu hướng trở lại với kênh chứng khoán. Điều này thể hiện qua số tài khoản mở mới tháng 5 lên mức hơn 100 nghìn tài khoản, cao nhất kể từ tháng 9/2022 và khối lượng lớn tiền gửi tiết kiệm trong nửa cuối 2022 dự kiến sẽ đáo hạn trong quý 2 và nửa cuối năm 2023. Hoạt động sản xuất - thương mại nhiều ngành nghề đang có sự hồi phục.

Đánh giá về phiên giao dịch ngày 8/6, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Chứng khoán Agriseco cho rằng, trạng thái bán ra quyết liệt của dòng tiền lớn đôi khi kích hoạt tâm lý muốn "bắt đáy" của thị trường.

"Nhịp chỉnh của thị trường là cần thiết để cân bằng cung - cầu, trong bối cảnh nhiều mã penny, midcap đã tăng giá khoảng 20-30% trong thời gian trước và dòng tiền đang chưa tập trung vào một nhóm cụ thể nào", ông Khoa nhìn nhận.

Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm phân tích Chứng khoán Dầu khí PSI cho rằng: Thị trường có dấu hiệu tiền vào, áp lực chốt lời có thể khiến đà tăng chững lại vài hôm để hấp thụ hết hàng.

Tương tự, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Chứng khoán VNDirect cho rằng, tin tốt là dòng tiền không rời khỏi thị trường trong những phiên gần đây. Tiền vào cổ phiếu ngân hàng được một vài phiên rồi sang chứng khoán và bất động sản.

Thanh khoản sẽ còn tăng?

Theo SGI Capital, lãi suất sẽ có xu hướng giảm và trong điều kiện nền kinh tế có dòng tiền mạnh từ xuất khẩu, thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ được cải thiện, kéo hạ lợi tức trái phiếu xuống, và qua đó tác động tích cực lên thị trường chứng khoán. Chênh lệch tín dụng và M2 phản ánh sự dồi dào của thanh khoản hệ thống tài chính, có quan hệ chặt chẽ với lợi tức trái phiếu và lãi suất.

"Thanh khoản của thị trường chứng khoán sẽ duy trì ở mặt bằng mới và có thể tiếp tục cải thiện do tiền nhàn rỗi phân bổ vào thị trường khi lãi suất tiền gửi đã hạ trung bình 2-3% và có thể hạ thêm do tín dụng yếu", SGI Capital nhận định.

Nỗ lực của Chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục trong giai đoạn tới khi tăng trưởng kinh tế vẫn đang thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của Quốc hội. Điều này sẽ liên tục củng cố sự tự tin dòng tiền mới đổ vào thị trường chứng khoán và do đó sẽ giúp thanh khoản dâng theo.

Trong khi đó, dư nợ margin của các công ty chứng khoán bắt đầu tăng nhanh hơn chỉ số dù chưa tới mức cảnh báo. Theo SGI Capital, tỷ lệ margin có thể sẽ tăng khi dòng tiền mới tự tin về xu hướng lãi suất giảm.

Nhiều ý kiến khác cho rằng, những câu chuyện nội tại của thị trường chứng khoán được quan tâm như hệ thống KRX sẽ tạo bước phát triển mới với nhiều sản phẩm và kích thích dòng vốn cá nhân quay lại thị trường trong dài hạn.

Bên cạnh đó, điều kiện giảm T+ và cho bán khống, tăng sở hữu cổ phần nước ngoài sẽ tiếp tục là chất xúc tác phát triển thị trường trong dài hạn tiệm cận thị trường chứng khoán trong khu vực.

Mặt khác, triển vọng vĩ mô cũng như triển vọng của doanh nghiệp đang có dấu hiệu trở nên sáng hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy yêu cầu giải ngân của khối nhà đầu tư tổ chức. Đà tăng trưởng của thị trường ngược lại trở thành chất xúc tác cho các kế hoạch huy động vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp để vượt qua khó khăn và hoạt động tích cực trở lại.

Giới chuyên gia kỳ vọng, nhờ các yếu tố tích cực trên, VN-Index có thể bứt phá qua vùng kháng cự mạnh 1.080- 1.100 điểm để hướng tới các cột mốc cao hơn. "2023 là năm tạo nền cho 1 chu kỳ tăng mới của VN-Index trong 2 đến 3 năm tiếp theo, do đó giai đoạn này ở những nhịp điều chỉnh của thị trường, nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội để tích lũy cổ phiếu", một chuyên gia đánh giá.

Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 12/6/2023

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến quý độc giả tổng hợp các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ...

Chứng khoán Yuanta: Nhiều yếu tố hỗ trợ, nhà đầu tư có thể tiếp tục tăng tỷ trọng cổ phiếu

Chứng khoán Yuanta dự báo, VN-Index có thể sẽ gặp ngưỡng cản khó khăn tại vùng 1.115 – 1.125 điểm. Do đó, thị trường có ...

Chiến lược đầu tư tuần mới: Chốt lời nhóm cổ phiếu đầu cơ và tích lũy dần cổ phiếu cơ bản

Trong kịch bản lạc quan, MBS cho rằng dòng tiền sẽ xoay vòng ở nhóm cổ phiếu bluechips/cơ bản để giữ chỉ số trong bối ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán