Nhà Đà Nẵng "chi nhiều hơn thu" cho HĐKD, danh mục chứng khoán toàn "hàng khủng"

(Banker.vn) Công ty CP Nhà Đà Nẵng vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2023 với nhiều điểm đáng chú ý.

Kết thúc quý 4/2023, Công ty CP Đầu tư Nhà Đà Nẵng ghi nhận doanh thu 79 tỷ đồng, tăng 672% so với cùng kỳ 2022. Cùng chiều, tổng chi phí của doanh nghiệp cũng tăng 115,9% khi ghi nhận con số 49,15 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 23,63 tỷ đồng, tăng 288% so với khoản lỗ 12,5 tỷ đồng trong quý 4/2022.

Tình hình tài chính NDN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NDN.

Trong quý 4, doanh nghiệp ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về tổng tài sản. Tại ngày 31/12/2023, giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp ghi nhận con số 1.326 tỷ đồng, giảm 171 tỷ đồng so với đầu năm. Xét về cơ cấu, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lần lượt chiếm tỷ trọng 81% và 19%.

Đáng chú ý, trong quý 4, tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp địa ốc bất ngờ tăng mạnh khi ghi nhận giá trị 268 tỷ đồng, tăng 195 tỷ đồng so với đầu năm. Xét về cơ cầu, doanh nghiệp đang có lượng tiền mặt chiếm tỷ trong tương đối lớn khi ghi nhận 235,3 tỷ đồng. Việc tăng mạnh về lượng tiền mặt có thể xuất phát từ việc thu hẹp đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.

Trong kỳ, giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp giảm 195 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu là sự sụt giảm của khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và sự sụt giảm của các khoản dự phóng chứng khoán kinh doanh.

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp địa ốc cũng tăng đáng kể khi đạt 1.099 tỷ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp bất ngờ tăng gấp đôi so với đầu năm khi ghi nhận 365 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận chưa phân phối trong kỳ này đạt khoảng 218 tỷ đồng. Với sự tăng lên đáng kể của vốn chủ sở hữu, tình hình tài chính của NDN có dấu hiệu khởi sắc khi ghi nhận hệ số tự tài trợ bằng 0,8. Điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng độc lập tài chính tương đối cao.

Mặc dù ghi nhận doanh thu tăng trong quý 4, tuy nhiên hoạt động này lại chưa thực sự hiệu quả. Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ghi nhận con số âm 266 tỷ đồng trong khi con số này tại đầu năm là dương 36 tỷ đồng.

Việc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bất ngờ sụt giảm sâu là tín hiệu không vui mặc dù doanh nghiệp vẫn báo lãi trong kỳ. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm cho thấy doanh nghiệp đang phải chi nhiều hơn thu cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể, từ ngày 1/1/2023 - 31/12/2023, mảng bán hàng và cung cấp dịch vụ đem về cho NDN 509 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp lại phải chi tới 728 tỷ đồng cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài dòng tiền kinh doanh âm, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính của NDN đều ghi nhận số dương. Về hoạt động đầu tư, tiền thu hồi cho vay,bán lại các công cụ của đơn vị khác chiếm tỷ trong lớn, tương ứng 517 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động tài chính dương chủ yếu là do tiền thu từ đi vay tăng 49 tỷ đồng tại cuối kỳ.

Đánh giá tổng quan, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh không phải là cốt lõi của động lực tăng trường NDN. Trong quá khứ, doanh nghiệp BĐS này nổi lên nhờ "lướt sóng chứng khoán". Tính tới ngày 31/12/2024, NDN hiện đang nắm giữ 433 tỷ đồng giá gốc chứng khoán kinh doanh, trong khi giá trị hợp lý của hoạt động này đạt 451 tỷ đồng.

Về cơ cấu danh mục chứng khoán nắm giữ, NDN hiện đang tập trung vào các cổ phiếu HPG, DGC, MWG và STB. So với đầu năm, có thể thấy rằng NDN đã gia tăng tỷ trọng cổ phiếu HPG lên gấp đôi và khoản đầu tư này hiện đang tạm lãi khoảng 57%.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NDN đang có tín hiệu lấy đà cho 1 sóng tăng mới. Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm nay, NDN giảm 0,92%, tiến về vùng 10.800 đồng với thanh khoản trên 320 nghìn đơn vị. Xét trên góc độ kỹ thuật, NDN đã tạo kết thúc quá trình đi ngang và đang có tín hiệu bước vào 1 sóng tăng mới.

Cổ phiếu doanh nghiệp BĐS nghìn tỷ chưa kịp lên UPCoM đã lĩnh án đình chỉ giao dịch

Đây từng là cổ phiếu "hot" trên thị trường nhưng liên tiếp dính vào các thương vụ thao túng giá, doanh nghiệp cũng nhiều lần ...

Tín hiệu kỹ thuật từ nhóm cổ phiếu BĐS: NVL bứt phá, NLG xác nhận đà tăng

Trong phiên giao dịch đầu tuần, nhóm cổ phiếu BĐS ghi nhận tín hiệu tích cực với sự dẫn dăt của cổ phiếu NVL.

BID và VCB gặp áp lực chốt lời, TCB vững đà tăng sau tin báo lãi

Trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán tiếp tục rung lắc do áp lực chốt lời xuất hiện tại BID và VCB.

Thành An

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục