Nguy cơ mất 4,6 tỷ đồng góp vốn phân phối sản phẩm, Chủ tịch xã ở Kon Tum nói gì?

(Banker.vn) Chủ tịch UBND xã Diên Bình, huyện Đăk Tô (Kon Tum) góp vốn 4,6 tỷ đồng phân phối sản phẩm qua mạng và đang có nguy cơ mất trắng, Công an đã vào cuộc điều tra.
Mất tiền tỷ vì sập bẫy lừa đảo trực tuyến, người dân cần nâng cao cảnh giác Bộ Công an cảnh báo dấu hiệu và cách phòng tránh lừa đảo đầu tư sàn chứng khoán ảo, tiền ảo Hà Nội: Dính cú lừa cài đặt phần mềm, người phụ nữ bị ‘thổi bay’ 500 triệu đồng

Công an vào cuộc điều tra

Ngày 17/7, thông tin từ UBND huyện Đăk Tô cho biết, đơn vị vừa báo cáo Huyện ủy Đăk Tô (Kon Tum) về việc ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch xã Diên Bình góp vốn 4,6 tỷ đồng để phân phối sản phẩm qua mạng cho một trung tâm thương mại tại Nga.

Nguy cơ mất 4,6 tỷ đồng góp vốn phân phối sản phẩm, Chủ tịch xã ở Kon Tum nói gì?
Trụ sở UBND xã Diên Bình, nơi ông Lĩnh làm Chủ tịch xã. (Ảnh: CTV)

Theo báo cáo của UBND huyện Đăk Tô, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch UBND xã Diên Bình giải trình, ông có hợp tác để phân phối sản phẩm cho Trung tâm thương mại GUM tại Nga.

Sau đó, thấy khó có khả năng thu hồi vốn, nên ông Nguyễn Hồng Lĩnh đã trình báo cơ quan Công an điều tra về hoạt động của Trung tâm thương mại này. Hiện cơ quan Công an đang tiến hành điều tra, chưa xác nhận vụ việc là lừa đảo.

Trong thời gian này, ông Lĩnh vẫn liên hệ với nhân viên chăm sóc khách hàng của Trung tâm thương mại GUM tại Nga và đang thỏa thuận để lấy lại 4,6 tỷ đồng đã góp đầu tư. Sau khi có thông tin cụ thể từ cơ quan điều tra, UBND huyện Đăk Tô sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Chủ tịch xã giải trình điều gì

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch UBND xã Diên Bình đã làm báo cáo giải trình gửi Công an tỉnh Kon Tum, Huyện ủy Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô…

Trong báo cáo, ông Lĩnh trình bày, ông có tìm hiểu và được sự giới thiệu trực tiếp của nhân viên chăm sóc khách hàng của Trung tâm thương mại GUM tại Nga để phân phối sản phẩm điện tử, nhưng muốn làm đại lý phân phối sản phẩm điện tử thì phải có một khoản tiền đặt cọc làm thành viên. Theo đó, ông Lĩnh và các thành viên trong gia đình thống nhất cùng nhau góp vốn để tham gia phân phối sản phẩm, nhằm mục đích kiếm thêm thu nhập, phát triển kinh tế.

Để trở thành đại lý chính thức, nhân viên của Trung tâm thương mại GUM tại Nga đề nghị ký hợp đồng qua mạng. Do đó, ông Lĩnh đã đại diện gia đình đứng ra ký hợp đồng làm đại diện và làm đầu mối giao dịch, đóng tiền để làm đại lý phân phối.

Tổng số tiền gia đình ông đóng góp vào Trung tâm thương mại GUM tại Nga là khoảng 4,6 tỷ đồng (bao gồm: số tiền vợ chồng ông vay tín chấp và thế chấp ngân hàng đóng góp 1,3 tỷ đồng, gia đình bên vợ vay đóng góp 1,5 tỷ đồng, em vợ đóng góp 500 triệu đồng, chị gái đóng góp 1,3 tỷ đồng).

Trong quá trình phân phối sản phẩm, gia đình ông 2 lần nhận chiết khấu với số tiền 3,1 triệu đồng. Gia đình ông cũng được tư vấn nâng cấp thành viên để được hưởng chiết khấu hằng ngày cao hơn. Tuy nhiên, thấy khó thu hồi vốn và nghi bị lừa đảo nên ông Lĩnh đã trình báo với Công an tỉnh Kon Tum, nhờ điều tra giúp về hoạt động của tổ chức này.

Ông Lĩnh cũng giải trình, đến thời điểm này, ông vẫn liên hệ bình thường với nhân viên chăm sóc khách hàng của GUM tại Nga. Hiện ông vẫn chưa nhận được kết quả thông báo điều tra của Công an tỉnh Kon Tum là có bị lừa đảo hay không?!.

Hồng Phong

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục