"Ngó lơ" cổ phiếu trụ, dòng tiền chứng khoán tiếp tục hướng vào nhóm vốn hoá vừa và nhỏ

(Banker.vn) Nhà đầu tư đánh giá phiên giao dịch hôm qua là thêm một phiên mà dòng tiền đầu cơ tiếp tục "đặt cược" vào các mã vừa và nhỏ ở nhóm bất động sản, xây dựng. Trong khi đó, các bluechip bị "ngó lơ" khiến VN-Index gần như ít thay đổi...

Chuyên gia: Chưa có yếu tố có thể kích thích dòng tiền mua ròng trong ngắn hạn

Phiên giao dịch ngày 11/5, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.057,12 điểm, giảm nhẹ 1,14 điểm (-0,11%). Thanh khoản hôm nay tiếp tục có sự cải thiện nhẹ so với phiên trước đó khi có hơn 700 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 11 nghìn tỷ đồng. Sắc xanh vẫn chiếm được ưu thế trong phiên hôm nay khi có đến 197 mã tăng điểm, trong khi đó số mã giảm điểm là 155, còn lại là 80 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.

Nhóm VN30 cũng trong tình trạng tương tự khi giảm 0,06 điểm (-0,01%). Toàn nhóm có đến 16/30 mã giảm điểm. Trong đó, VCB (-1,09%) và GAS (-1,07%) là hai cổ phiếu có mức giảm lớn nhất cả nhóm. Ngoài ra còn có một số cái tên đáng chú ý khác như GVR (-0,89%) hay POW (-0,75%). Ở chiều hướng ngược lại, NVL (+3,76%) là cổ phiếu có mức tăng ấn tượng nhất trong ngày hôm nay. Theo sau đó còn có một vài cái tên khác như PDR (+1,45%) hay VPB (+1,28%).

Có thể thấy, thị trường chứng khoán phiên hôm qua đã ghi nhận một phiên giảm điểm nhẹ với giá đóng cửa ở mức gần thấp nhất trong ngày, mặc dù có lúc tăng hơn 5 điểm, trong bối cảnh thanh khoản tăng nhẹ và cao hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên bán đang có dấu hiệu mạnh lên, và đà tăng tạm thời chững lại.

Nhà đầu tư đánh giá phiên giao dịch hôm qua là thêm một phiên mà dòng tiền đầu cơ tiếp tục "đặt cược" vào các mã vừa và nhỏ ở nhóm bất động sản, xây dựng

Nhà đầu tư đánh giá phiên giao dịch hôm qua là thêm một phiên mà dòng tiền đầu cơ tiếp tục "đặt cược" vào các mã vừa và nhỏ ở nhóm bất động sản, xây dựng. Trong khi đó, các bluechip bị "ngó lơ" khiến VN-Index gần như ít thay đổi.

Tâm lý thị trường vẫn khá thận trọng trong bối cảnh thị trường diễn biến khó lường với thanh khoản bình quân ngày xấp xỉ 9,8 nghìn tỉ đồng (trên HOSE). Về cơ bản, nhà đầu tư không mặn mà mua cổ phiếu trong khi áp lực bán không lớn trong bối cảnh lợi nhuận quý I/2023 khá yếu.

Theo kế hoạch Đại hội cổ đông 2023 của 261 trong tổng số 400 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE (chiếm khoảng 80% tổng vốn hóa), kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm sâu tập trung ở nhóm Phi tài chính, trong khi nhóm Ngân hàng, Dịch vụ tài chính, và Bảo hiểm đặt kế hoạch 2023 tiếp tục tăng trưởng.

Lợi nhuận trước thuế mục tiêu năm 2023 suy yếu ở hầu hết các ngành, đặc biệt là Tiện ích, Năng lượng, Nguyên vật liệu, Vận tải, và Bán lẻ. Trở ngại chính là triển vọng xuất khẩu ảm đạm trước nguy cơ suy thoái ở Mỹ, EU và sự cạnh tranh gia tăng từ Trung Quốc sau khi nước này mở cửa lại nền kinh tế. Giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam đã qua, nhưng nền kinh tế vẫn thiếu động lực tăng trưởng mạnh.

Theo nhận định của chuyên gia phân tích TS Nguyễn Duy Phương của DGCapital, trước đó, đợt điều chỉnh hồi tháng 2 đã đưa thị trường về nền giá khá thấp, giúp thu hút dòng tiền từ khối ngoại. Tuy nhiên, mùa báo cáo quý IV/2022 và quý I/2023, cũng như kế hoạch kinh doanh 2023, cho thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục sụt giảm.

EPS giảm liên tiếp 2 quý so với cùng kỳ sẽ khiến chỉ số định giá P/E (tính trên EPS 12 tháng gần nhất) của VN-Index tiệm cận với mức trung bình 5 năm trừ 1 độ lệch chuẩn. Như vậy, định giá thị trường không còn được coi là rẻ, và điều này đã trở thành rào cản thu hút cả dòng vốn nội và khối ngoại trong ngắn hạn.

Về góc nhìn kỹ thuật, theo phân tích của các chuyên gia Công ty Chứng khoán (CTCK) Vietcombank, VN-Index có diễn biến rung lắc tích lũy quanh khu vực kháng cự 1.060 điểm. Xét về khung đồ thị ngày, tuy VN-Index kết phiên hình thành nến đỏ giảm điểm nhưng vẫn đang có diễn biến khá tích cực khi tích lũy trong biên độ hẹp.

CTCK Vietcombank khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn tiếp tục duy trì tỉ trọng cổ phiếu ở mức dưới 40% tài khoản và chỉ gia tăng tỉ trọng đối với những cổ phiếu thuộc các nhóm ngành đang thu hút được lực cầu tốt. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi thêm từ 3-5 phiên tới để thị trường xác nhận rõ xu hướng thay vì giải ngân sớm đối với những cổ phiếu vẫn đang nằm trong vùng tích lũy.

Các chuyên gia của CTCK Bản Việt – VCSC đưa ra dự báo, trong phiên cuối tuần, VN-Index có thể sẽ xuất hiện nhịp giảm trong phiên sáng để kiểm định lực mua ở vùng giá thấp với hỗ trợ MA5, MA100 nằm tại 1.053-1.054 điểm và thấp hơn là đường MA50 tại 1.049 điểm. Nếu lực bán không mạnh và được hấp thụ tốt bởi lực mua giá thấp, VN-Index có thể sẽ đảo chiều tăng trở lại trong phiên chiều.

Ở kịch bản tích cực nếu VN-Index có thể đóng cửa ít nhất trên mốc 1.060 điểm, chỉ số sẽ phát tín hiệu tiếp tục tăng điểm trong tuần tới với các kháng cự lần lượt quanh 1.073 điểm và 1.085 điểm. Ngược lại, nếu lực bán chiếm ưu thế khiến VN-Index rơi xuống phía dưới đường MA50 tại 1.049 điểm, nhà đầu tư cần cẩn trọng với khả năng đảo chiều giảm của chỉ số.

SSI Research gợi ý 6 mã cổ phiếu có yếu tố dẫn dắt tăng trưởng trong năm 2023

SSI Research đưa ra 6 cổ phiếu khuyến nghị cho tháng 5, gồm PVT, KBC, VRE, FPT, VTP, QNS. Theo SSI, đây là các cổ ...

Vừa ra khỏi diện cảnh báo, cổ phiếu SGT được cấp margin trở lại

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa Quyết định đưa cổ phiếu SGT của Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn ...

Dow Jones mất hơn 200 điểm khi những lo ngại với các ngân hàng khu vực vẫn tồn tại

Dow Jones và S&P 500 cùng mất điểm vào ngày 11/5 sau khi giá cổ phiếu Disney đi xuống và những lo ngại xung quanh ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán