Ngày này năm xưa 11/1: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO

(Banker.vn) Ngày này năm xưa 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ngày này năm xưa 8/1: Khánh thành Nhà máy Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông Ngày này năm xưa 9/1: Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ Cục Quản lý Cạnh tranh Ngày này năm xưa 10/1: Thủ tướng ký Quyết định mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 11/1 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 11/1/1973, bộ đội tên lửa, binh chủng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, bộ đội tên lửa đã bắn rơi 800 máy bay giặc Mỹ. Đặc biệt trong 12 ngày tháng Chạp nǎm 1972, binh chủng tên lửa đã đánh thắng giòn giã, bắn rơi 30 chiếc pháo đài bay B52 (hầu hết rơi tại chỗ).

Ngày 11/1/1990, thành lập Viện Chiến lược Quốc phòng.

Ngày này năm xưa 11/1: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO

Ngày 11/1/2000, Bộ Thương mại ban hành Quy định 0057/2000/QĐ/BTM về việc tổ chức đấu thầu hàng dệt may.

Ngày 11/1/2001, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 02/2001/QĐ-BCN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

Cùng ngày, Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 0035/2001/QĐ-BTM về việc ban hành quy chế đầu thầu hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường có quy định hạn ngạch.

Ngày 11/1/2002, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 07/2002/QĐ-BCN về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam.

Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và một ngày sau, những quyền và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là thành viên đầy đủ của WTO được thực thi.

Sau 17 năm gia nhập WTO (2007 - 2024), Việt Nam đã có những bước tiến dài trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng được đánh giá là có sự bứt phá và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Đây là những kết quả được ghi nhận từ việc mở rộng nền kinh tế của Việt Nam, việc gia nhập WTO và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Ngày 11/1/2007, Bộ Công nghiệp ban hành Thông tư 01/2007/TT-BCN về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

Ngày 11/1/2007, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 06/2007/QĐ-BCN về việc thành lập Tổng công ty Phong Phú thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ-BCN về việc thành lập Tổng công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Quyết định số 04/2007/QĐ-BCN về việc thành lập Tổng công ty Dệt - May Hà Nội thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Ngày 11/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Ngày 11/1/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 389/QĐ-BCT về việc ban hành Chương trình hành động ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-PC ngày 2/1/2014 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát tiển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

Ngày 11/1/2021, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 150/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Ngày 11/1/2022, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 162/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

* Sự kiện quốc tế

Ngày 11/1/1874, ngày mất của Gail Borden, người phát minh ra sữa đặc.

Ngày 11/1/1989, 149 quốc gia đã họp ở Pari để thảo luận và quyết định loại trừ vũ khí hoá học. Trong lời tuyên bố sau cùng, các nước tham gia đồng thanh chống lại việc chế tạo và tàng trữ vũ khí hoá học.

Ngày 11/1/1913, xe ô tô mui kín lần đầu tiên được trưng bày tại Cuộc triển lãm ô tô lần thứ 13 tổ chức tại New York, Mỹ.

* Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 11/1/1933, dưới cái tên Tống Văn Sơ, Nguyễn Ái Quốc đang chuẩn bị cho chuyến trở về nước Nga Xô viết. Bị bắt từ ngày 6/6/1931 khi đang hoạt động ở Hồng Kông, qua 9 phiên xét xử, được sự giúp đỡ của một số luật sư tiến bộ người Anh, trong đó có ông Francis Henry Loseby, ngày 28/12/1932, Nguyễn Ái Quốc được thả tự do.

Ngày này năm xưa 11/1: Hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cán bộ, công nhân Xí nghiệp May 10, Hà Nội, ngày 8/11/1959

Từ thời điểm đó đến ngày 11/1/1933, được sự giúp đỡ của những luật sư người Anh và một số cơ sở cách mạng của người Việt Nam, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc tìm cách rời Hồng Kông tiếp tục hoạt động trong chuyến tàu khởi hành vào ngày hôm sau trên hành trình đến nước Nga, nhưng ghé qua cảng Singapore.

Ngày 11/1/1946, từ Thái Bình, Bác đi thăm tỉnh Nam Định, 7 giờ sáng, đông đảo nhân dân đã tề tựu trước Ủy ban Hành chính thành phố nghe vị Chủ tịch nước nói chuyện với đồng bào về những nhiệm vụ kháng chiến, cứu đói. Sau đó, Bác đến thăm và chia quà cho trẻ em ở Trại trẻ mồ côi Nam Định.

Tại đây, Bác cảm động nói với bà Phước: “Tôi ghé qua đây thăm bà và các cháu. Tôi thay mặt các cháu không cha, không mẹ đó cảm ơn bà đã trông nom cho chúng như một người mẹ. Chúng tội tình gì mà tội nghiệp quá”. Rời Nam Định, Bác đi thăm Phủ Lý và nói chuyện với dân chúng đến chào đón vị Chủ tịch nước.

Ngày 11/1/1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Công viên Bảy Mẫu và trồng cây đa lưu niệm. Sau đó, Người đi thăm và nói chuyện với nhân dân và cán bộ cùng tham gia lao động về lợi ích của việc trồng cây. Người căn dặn phải trông nom, săn sóc, bảo vệ cây trồng.

Cùng ngày, Người tới thăm Đoàn xiếc nhân dân Trung ương.

Ngày 11/1/1962, trong Bài nói chuyện tại Hội nghị truyền đạt Nghị quyết Bộ Chính trị và Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về kế hoạch nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm vượt mọi khó khǎn gian khổ để xây dựng nước nhà. Chúng ta còn có nhiều khó khǎn tạm thời, nhưng chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi: Đảng ta lãnh đạo đúng đắn, dân ta hǎng hái thi đua, các nước anh em giúp đỡ.

Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, những lời của Bác vừa kêu gọi, vừa khơi gợi tinh thần của của toàn Đảng, toàn dân, đoàn kết nhất trí, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng như làm cơ sở cho công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Quỳnh Nga

Theo: Báo Công Thương