Đông Nam Bộ: Thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu |
Hội nghị do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Bình Dương đồng chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương tỉnh Bình Dương phối hợp đồng tổ chức. Hội nghị triển khai nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ giao, nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, kết nối cung cầu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, sản phẩm của địa phương vùng Đông Nam Bộ; hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.
Quy mô Hội nghị dự kiến khoảng 200 – 300 đại biểu tham dự là Lãnh đạo UBND, Lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của 6 tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ (gồm thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Tây Ninh), lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các Hiệp hội ngành hàng, đại diện các cơ quan, tổ chức hỗ trợ kinh doanh nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ logistic…
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại - Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ |
Hội nghị diễn ra theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo đại biểu trên khắp cả nước cũng như ở nước ngoài tham gia.
Chương trình Hội nghị gồm 2 phần nội dung chính. Phần 1: Nhận diện các cơ hội thị trường xuất, nhập khẩu cho hàng hoá vùng Đông Nam Bộ, bao gồm các tham luận về Xu hướng nhập khẩu sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện với môi trường của thị trường EU; Cơ hội thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng, dệt may, da giầy sang thị trường Nam Mỹ; Các xu hướng ngành hàng liên quan đến thương mại điện tử và các nền tảng số và cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thông qua Walmart.com; Cơ hội hợp tác xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp Trung Quốc. Các tham luận này được chia sẻ bởi các chuyên gia ngành, đại diện nhà phân phối bán lẻ quy mô quốc tế lớn đến từ Hoa Kỳ, Brasil, EU và Trung Quốc.
Phần 2: Toạ đàm Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ vững bước tiến trong hoạt động xuất, nhập khẩu, được điều phối bởi đại diện Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. Tại Toạ đàm, các diễn giả đến từ các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, đại diện Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), đại diện hệ thống phân phối bán lẻ nước ngoài sẽ tập trung thảo luận về đa dạng các vấn đề quan trọng đối với việc tăng cường năng lực nội sinh của doanh nghiệp và của vùng Đông Nam Bộ để xúc tiến thương mại và xuất khẩu, nhập khẩu hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Các chia sẻ sẽ tập trung vào những chủ đề: Đẩy mạnh liên kết vùng, tăng năng lực cạnh tranh cho các nguồn cung hàng xuất khẩu từ khu vực Đông Nam Bộ; Hỗ trợ doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ xúc tiến thương mại hiệu quả; Quảng bá thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp thông qua hệ thống showroom của các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; Giải pháp xuất khẩu thông qua hệ thống các nhà phân phối nước ngoài; Dự phòng rủi ro xuất, nhập khẩu; Phân tích tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn (SCA) nhập khẩu vào thị trường EU đối với các sản phẩm nông nghiệp, rau củ quả và thủy sản Việt Nam.
Bên lề Hội nghị còn kết hợp tổ chức khu trưng bày sản phẩm đặc trưng của các địa phương vùng Đông Nam Bộ nhằm hỗ trợ quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương cho các doanh nghiệp trong vùng.
Sở hữu tiềm năng, lợi thế vượt trội cả về tự nhiên, lợi thế so sánh, cạnh tranh, vị trí địa lý kinh tế - chính trị chiến lược kết nối các vùng kinh tế khu vực phía Nam và cả nước với các nước khu vực ASEAN và thế giới, Đông Nam Bộ đang vươn mình đảm nhiệm là đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển thương mại, công nghiệp, du lịch, dich vụ lớn nhất của cả nước; trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài, là khu vực tiềm năng cho quá trình dịch chuyển và tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Dưới sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ cùng nhân tố then chốt nằm ở tầm nhìn, sự quyết tâm và chỉ đạo sáng suốt của Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trong thời gian qua đã đưa khu vực Đông Nam Bộ vươn lên trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đi đầu trong hội nhập, phát triển công nghiệp, thương mại và thu hút đầu tư, với nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm có thương hiệu.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ trong 10/2023 đạt 181,4 tỷ USD, chiếm 32,4% thương mại của Việt Nam, trong đó thành phố Hồ Chí Minh duy trì tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu cao nhất cả nước đạt 80,4 tỷ USD, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đều ghi nhận kim ngạch cao trên 30 tỷ USD với lần lượt 43,1 tỷ USD và 30,9 tỷ USD.
Về phía Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan quản lý kinh tế đa ngành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại, công nghiệp, điều hành lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của các địa phương vùng Đông Nam Bộ, hỗ trợ các doanh nghiêp trong vùng phát triển thị trường xuất nhập khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của vùng ở thị trường trong và ngoài nước, tận dụng các cơ hội quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực của vùng, góp phần thúc đẩy thương mại của vùng phát triển năng động hơn nữa, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hải Linh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|